Thị trường khởi nghiệp ASEAN phát triển mạnh mẽ bất chấp đại dịch

MP| 03/08/2021 07:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2021 được cho là một năm bội thu đối với các công ty khởi nghiệp trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách gây quỹ, khi giá trị thỏa thuận tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy, bất chấp cuộc khủng hoảng sức khỏe đã kéo thế giới vào tình trạng khủng hoảng.

Mặc dù đại dịch đang lan rộng ra trong khối 10 quốc gia, khiến các nhà đầu tư và các công ty trẻ không dễ gặp mặt trực tiếp, nhưng giá trị thương vụ trong nửa đầu năm nay đã đạt 11,7 tỷ USD.

Andi Haswidi, Trưởng bộ phận nghiên cứu ASEAN tại hãng tin tài chính DealStreetAsia có trụ sở tại Singapore thuộc Tập đoàn Nikkei cho biết: "Các nhà quản lý quỹ và các công ty khởi nghiệp đã có thời gian thích nghi với điều bình thường mới này và hiện được trang bị tốt hơn để đối phó với hậu quả của đại dịch".

So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng hơn gấp hai lần so với 5,1 tỷ USD được ghi nhận trong nửa đầu năm ngoái và 4,6 tỷ USD được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2019.

Thị trường khởi nghiệp ASEAN phát triển mạnh mẽ bất chấp đại dịch - Ảnh 1.

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp khu vực ASEAN tăng trưởng mạnh trong năm 2021.

Haswidi cho biết thêm: "Các lĩnh vực phát triển thịnh vượng trong thời kỳ đại dịch như fintech, thương mại điện tử, công nghệ y tế và hậu cần, sẽ tiếp tục thu hút thêm quỹ để mở rộng".

Các giao dịch hàng đầu trong quý 2 bao gồm công ty khởi nghiệp phân tích bán lẻ Trax có trụ sở tại Singapore, chuỗi bán lẻ VinCommerce và nền tảng bán lẻ tiêu dùng CrownX, hai công ty sau này có trụ sở tại Việt Nam.

Theo dữ liệu của DealStreetAsia, lĩnh vực bán lẻ kỹ thuật số đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân, với lĩnh vực đạt được 1,45 tỷ USD trong các giao dịch, nhiều nhất trong số các ngành mà họ khảo sát.

Báo cáo của hãng tin tức cũng ghi nhận rằng lĩnh vực Telemedicine đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Dẫn đầu bởi Halodoc của Indonesia và WhiteCoat của Singapore, các công ty khởi nghiệp về y tế từ xa chiếm 9/16 thương vụ mà các công ty khởi nghiệp công nghệ sức khỏe đã chốt trong quý II.

Công nghệ y tế nói chung là một trong những lĩnh vực hoạt động tốt nhất ở Đông Nam Á về số lượng giao dịch, vượt trội so với lĩnh vực bán lẻ. Trong quý II, các công ty khởi nghiệp công nghệ y tế đã huy động được 324 triệu USD, tăng từ 73,7 triệu USD trong 3 tháng đầu năm.

Báo cáo của DealStreetAsia cũng nhấn mạnh rằng khối lượng giao dịch trong quý II/2021 tăng lên mức cao mới là 231, vượt xa tất cả các quý trước đó kể từ 3 tháng đầu năm 2019. Tổng khối lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2021 ở mức 442, nhiều hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, với 330 giao dịch.

Xu hướng đi lên của Đông Nam Á trong hoạt động giao dịch được phản ánh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Theo dữ liệu và phân tích của công ty GlobalData, khu vực này đã chứng kiến mức tăng trưởng hàng tháng là 56,6% trong các giao dịch tháng 6. Tổng cộng có 1.190 giao dịch - sáp nhập và mua lại, cổ phần tư nhân và tài trợ mạo hiểm - đã được công bố tại châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 6, so với 760 giao dịch được công bố vào tháng trước.

Aurojyoti Bose, nhà phân tích hàng đầu của GlobalData cho biết: "Hoạt động giao dịch dường như đang trên đà hồi phục, với tâm lý các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng do tiến độ tiêm phòng đang được triển khai ở hầu hết các thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương".

Theo GlobalData, so với tháng trước, tháng 6 đã chứng kiến khối lượng giao dịch tài trợ mạo hiểm tăng 91,3%, mua bán và sáp nhập tăng 24,9% và cổ phần tư nhân tăng 15,6%.

ASEAN đã chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ đến các công ty khởi nghiệp công nghệ của khối, khi các kỳ lân trong khu vực thúc đẩy làn sóng số hóa nhằm củng cố vị thế thống trị của họ trong bối cảnh COVID-19.

DealStreetAsia cho biết các đợt chào bán lần đầu ra công chúng sắp tới của các kỳ lân ASEAN, chẳng hạn như Bukalapak, Grab và GoTo, dự kiến sẽ sinh ra nhiều IPO công nghệ hơn và tạo ra nhiều sự quan tâm hơn đến khu vực Đông Nam Á của các nhà đầu tư toàn cầu.

Trong khối, Singapore đang chiếm tỷ trọng lớn về giao dịch, với một nửa tổng giá trị khối ASEAN trong quý II. Quốc gia này thu hút 2,85 tỷ USD cho 113 thương vụ, ít thay đổi so với 2,97 tỷ USD của quý đầu tiên với 111 thương vụ.

Theo Swarup Gupta, Giám đốc ngành tại Economist Intelligence Unit, Singapore được đánh giá cao về chính sách đầu tư nước ngoài, kiểm soát ngoại thương và hối đoái.

Chia sẻ với Nikkei Asia, Swarup Gupta cho biết: "Quốc gia này thể hiện một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vào môi trường đầu tư tự do, chế độ chính trị, kinh doanh ổn định và minh bạch, cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, lực lượng lao động có trình độ cao, nền kinh tế cạnh tranh và hệ thống thuế thuận lợi".

Bên cạnh đó,Swarup Gupta cũng đưa ra dự đoán: "Singapore sẽ củng cố vị trí của mình như một trung tâm quản lý tài sản và giữ vị trí là một trong những quốc gia giàu có nhất ở châu Á"./.

Bài liên quan
  • Chuyện khởi nghiệp của Giàng A Dê
    Ở homestay của Giàng A Dê nhìn xuống, núi đồi La Pán Tẩn rực rỡ nắng và màu vàng ngút mắt của ruộng bậc thang mùa lúa chín. Nhưng buổi tối ập xuống rất nhanh và dù vợ chồng Giàng A Dê - Vàng Thị Lỳ đốt một đống lửa to giữa sân, đến nửa đêm, sương xuống vẫn lạnh buốt.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thị trường khởi nghiệp ASEAN phát triển mạnh mẽ bất chấp đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO