Được thúc đẩy bởi một hệ sinh thái phát triển, dân số hiểu biết về công nghệ và tư duy đổi mới, các công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đang bùng nổ với tốc độ chưa từng có.
Ngày 28/5, tại sự kiện TechYouth Startup Day, UpYouth chính thức ra mắt TechYouth Incubator - vườn ươm khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam dành cho các startup công nghệ trẻ. Đây là bước khởi đầu cho hành trình phát triển cộng đồng khởi nghiệp trẻ, đưa văn hóa khởi nghiệp của Silicon Valley về Việt Nam, với tham vọng tìm kiếm startup kỳ lân đầu tiên thành lập bởi người trẻ Việt.
Bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP cho biết, đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về tầm quan trọng của chuyển đổi số (CĐS). Để bắt đầu hành trình này, doanh nghiệp cần nghiên cứu, xác định vấn đề của mình, chia sẻ ra bên ngoài, thông qua các nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo.
SME cần bắt lấy cơ hội chuyển đổi số (CĐS) và thay đổi mô hình kinh doanh để có cơ hội sống còn sau COVID-19, để có cơ hội vươn tầm và trở thành kỳ lân nếu được đầu tư với mô hình kinh doanh đột phá.
Để săn nhân tài ở Việt Nam, ‘kỳ lân’ Acronis đã quyết định hợp tác cùng đại học FPT nhằm xây dựng một trung tâm R&D, với mức đầu tư khoảng 50 đến 150 triệu USD. Lý do để Founder Acronis - Serg Bell lặn lội đến Việt Nam là bởi họ đánh giá cao tiềm năng thị trường nhân lực công nghệ của chúng ta ở trong khu vực Đông Nam Á.
Nhà cung cấp giải pháp công nghệ toàn cầu Arrow Electronics hôm nay (25/4) đã hợp cùng trường Đại học công nghệ Nanyang (NTU), Singapore công bố khai trương, ra đời Phòng Lab NTU-Arrow.
Bất chấp "muôn trùng thách thức", những thay đổi tích cực trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay đang khích lệ thêm nhiều phụ nữ Việt theo đuổi đam mê và dấn thân vào con đường startup.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2022, nhiều doanh nghiệp nước ngoài khuyến nghị Việt Nam đẩy mạnh phát triển nền kinh tế kỹ thuật số.
Những đổi mới trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, năng lượng tái tạo và đi lại bằng xe điện (EV) là những yếu tố quan trọng để giải quyết các thách thức về môi trường.
Giải thưởng "Best ASEAN Performing Distribution FY2021" đã được trao cho N-TEK Distribution chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng được tin tưởng của các sản phẩm giải pháp của Extreme Networks tại Việt Nam.
Việt Nam nên học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ của Ấn Độ và Singapore. Đây là những điểm sáng về đầu tư khởi nghiệp trên thế giới.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng đã nhấn mạnh chuyển đổi số (CĐS) nông nghiệp để khắc phục sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên kết tại tại hội thảo chuyên đề 9 "CĐS nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì chiều 17/11.
Theo đại diện Be, hiện Be có mặt ở 28 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, phục vụ hơn 10 triệu khách hàng, với 300.000 tài xế đồng hành để hoàn thành 110 triệu chuyến. Nhờ đó, Be đã trở thành ứng dụng gọi xe đầu tiên đạt điểm hòa vốn chỉ sau 2 năm và tiến đến có lãi trong năm 2021.
Việt Nam đang từng bước tiến đến một tương lai thịnh vượng với nền kinh tế định hướng đổi mới sáng tạo (ĐMST) thông qua chiến lược quốc gia để thúc đẩy các công nghệ Make in Viet Nam, nhằm đưa đất nước đi vào kỷ nguyên mà các công nghệ tiên phong như 5G, Internet vạn vật (IoT), học máy và trí tuệ nhân tạo (AI)… cũng như tự động hóa công nghiệp sẽ đóng vai trò thiết yếu.
Chuyên gia Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính cho biết, hiện có rất ít các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ bảo hiểm đáp ứng được yêu cầu, mà hầu hết chỉ có giấy phép môi giới. Lĩnh vực công nghệ bảo hiểm cần một cơ chế thử nghiệm.