Thúc đẩy ứng dụng quét mã QR tại các địa điểm công cộng

HL| 22/05/2021 09:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TT&TT tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và triển khai các ứng dụng phòng, chống Covid-19.

Theo Cục Tin học hoá, đơn vị này đã hoàn thành việc nâng cấp ứng dụng VHD (ứng dụng khai báo y tế bắt buộc dành cho người nhập cảnh và du khách) cho phép quét mã QR để kiểm soát việc vào/ra địa điểm. Tại các địa điểm công cộng, địa điểm kinh doanh, sân bay, bến tàu… sẽ sử dụng ứng dụng VHD để quét mã QR của mỗi người ra/vào.

Thúc đẩy ứng dụng quét mã QR tại các địa điểm công cộng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Mã QR bao gồm mã do ứng dụng di động (app) sinh ra; Mã QR trên thẻ Bảo hiểm xã hội; Mã QR trên thẻ căn cước công dân (CCCD). Mã QR có thể được sử dụng trên app hoặc chụp lại mã QR lưu thành ảnh trên di động hoặc photocopy/in ra mang theo người.

Để giám sát các phương tiện giao thông trong phòng chống dịch Covid-19, Cục Tin học hóa cho biết đã làm việc với các doanh nghiệp (DN) nền tảng quản lý nhà xe và các hãng vận tải công nghệ để thống nhất cơ chế chia sẻ thông tin truy vết với Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, khi có yêu cầu truy vết từ Ban Chỉ đạo (gửi số điện thoại cần truy vết), các DN này sẽ gửi trả kết quả về lộ trình (điểm đi và điểm đến) của chủ thuê bao.

Đối với các DN vận tải hành khách công nghệ, Cục cho biết đang làm việc để có cơ chế đưa người từ khu cách ly tập trung về nơi cư trú, qua đó giúp dễ dàng quản lý chặt chẽ hơn việc bàn giao sau cách ly tập trung.

Cũng theo Cục Tin học hóa, Cục đã họp với các cơ quan Bộ Y tế, thống nhất dữ liệu khai báo y tế, dữ liệu kiểm soát vào ra đều được cập nhật về một nơi để phục vụ nghiên cứu, phân tích phòng chống dịch. Cục đã thiết kế xong mô hình đồng bộ dữ liệu tổng thể giữa các ứng dụng, cấu trúc gói tin và chuẩn kết nối. Các ứng dụng để khai thác dữ liệu tập trung và cung cấp tài khoản cho các cơ sở y tế khai thác dữ liệu cũng đã được nâng cấp.

Theo số liệu của Cục tin học hoá, ứng dụng truy vết tiếp xúc và cảnh báo người nhiễm Covid-19 Bluezone hiện đã có 32,53 triệu lượt tải, tăng gần 2 triệu cài đặt đặt so với ngày 28/4.

Thống kê theo tỉnh, hiện Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh là 5 địa phương dẫn đầu về số người cài đặt Bluzone cao trên tỷ lệ dân số và tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thông minh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
  • PGDC 2025: Khơi nguồn sáng tạo - Kiến tạo tương lai ngành game Việt
    Hội thảo Phát triển Game PTIT - PGDC 2025 là sự kiện chuyên sâu đầu tiên về phát triển game do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức, thu hút khoảng 500 lượt người tham dự.
  • Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn, AI
    Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo.
  • Sinh viên từ Việt Nam thắng giải về AI của AWS
    Được đồng tổ chức bởi Amazon Web Services (AWS) và AI Singapore (AISG), giải đấu lần đầu mở rộng quy mô khu vực Regional LLM League đã thu hút 1.300 sinh viên tham gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
  • Đã có thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm về an ninh mạng OT
    Kết luận trên chính là những thay đổi tích cực ghi nhận trong Báo cáo tình trạng an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) toàn cầu năm 2025 (2025 State of Operational Technology and Cybersecurity Report) về việc bảo mật công nghệ, an ninh mạng trong bối cảnh các mối đe dọa IT/OT ngày càng phát triển.
Thúc đẩy ứng dụng quét mã QR tại các địa điểm công cộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO