Thụy Điển nghiên cứu triển khai tiền điện tử

TH| 04/10/2017 03:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngân hàng trung ương Thụy Điển đang lên kế hoạch phát hành tiền điện tử trong tương lai khi thanh toán tiền mặt ngày càng trở nên hạn chế tại quốc gia này.

Ngân hàng Trung ương Thụy Điển Riksbank đang nghiên cứu khả năng phát hành tiền điện tử có tên e-krona. Dự án dài hạn này nhằm đáp ứng sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng và việc số hóa các dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, người dân Thụy Điển đang nhanh chóng chuyển đổi từ việc sử dụng tiền giấy và tiền xu sang những phương thức thanh toán số. Trong khi đó, các ngân hàng và các nhà cung cấp công nghệ tài chính cũng đang phát triển các dịch vụ tài chính số.

Giám đốc quản lý dự án tại Risksbank, Eva Julin, cho biết: "Chúng tôi thực sự phải xem xét việc sụt giảm tiền mặt có ảnh hưởng đến xã hội, một số nhóm nhất định ở Thụy Điển và cơ sở hạ tầng không, đồng thời tác động khi không có tiền của ngân hàng trung ương trong xã hội”.

Thống kê mới nhất cho thấy người dân Thụy Điển phần lớn không sử dụng tiền mặt. Năm 2016, chỉ có 15% giao dịch thanh toán bán lẻ được thực hiện bằng tiền mặt, giảm từ 40% vào năm 2010, thậm chí một số cửa hàng đã bỏ hoàn toàn thanh toán bằng tiền mặt.

Mối quan tâm của Riksbank là tiền ảo và cấu trúc công nghệ liên quan đến nó có tác động thế nào lên ngành ngân hàng truyền thống đã tồn tại nhiều năm nay cũng như mức độ ảnh hưởng tới xã hội không tiền mặt, bởi thị trường thanh toán số của Thủy Điển hiện đang nằm trong tay của một số lượng nhỏ các nhà thương mại, dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng.

Theo ngân hàng trung ương, e-krona có thể đóng vai trò như một phương tiện thanh toán được chính phủ bảo đảm và là một phương thức bổ sung cho tiền mặt. Julin cho biết: “Nếu chúng ta triển khai e-krona, nó có thể được sử dụng 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần và quanh năm. Điều quan trọng là e-krona được kết nối trực tiếp với ngân hàng trung ương, vì vậy không có rủi ro”. Việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp người dân có thể thoải mái giao dịch mà không cần mở tài khoản ngân hàng hay dùng thẻ tín dụng như hiện nay.

Đối với người dân Thụy Điển, e-krona có thể cung cấp thông qua tài khoản hoặc qua một ứng dụng hay thẻ. Ngoài ra, nó cũng cho phép các thanh toán ngoại tuyến nhỏ, khiến cho đồng tiền số này có thể tiếp cận được nhiều hơn tới những người không muốn hoặc không nắm giữ tài khoản e-krona.

Bước tiếp theo Riksbank sẽ xem xét công nghệ cho đồng tiền số. Ngân hàng đang tìm kiếm và lựa chọn “những công nghệ nào có thể sử dụng”, chẳng hạn như sổ cái phân phối và các phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở dữ liệu tập trung.

Ngân hàng Trung ương Riksbank cũng mời các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực tư nhân và các công ty tài chính đưa ra các đề xuất về việc sử dụng đồng tiền số như thế nào. Kế hoạch ban đầu là ngân hàng trung ương sẽ cung cấp hạ tầng cơ bản cho e-krona, trong khi các hệ thống của khu vực tư nhân được sử dụng cho các ứng dụng hướng tới người tiêu dùng.

Nhưng Giám đốc quản lý dự án tại Risksbank Eva Julin nhấn mạnh đây vẫn là một phần của một quá trình nghiên cứu bắt đầu vào tháng 3/2017 và chưa có quyết định chính thức về việc ban hành e-krona hay không.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Thụy Điển nghiên cứu triển khai tiền điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO