Tiền Giang đẩy mạnh số hóa trong cải cách thủ tục hành chính

T.H| 20/10/2021 08:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", UBND tỉnh Tiền Giang đã triển khai thực hiện Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC" của Chính phủ.

Việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tập trung vào các nhiệm vụ như: Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết, triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án; hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ phận "một cửa" các cấp.

Mục tiêu thực hiện và hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15% tuần tự đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử trong năm 2021.

Về lâu dài, Tiền Giang đặt mục tiêu đến năm 2023 - 2025, tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100%.

Đồng thời, phấn đấu 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó). Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và tái sử dụng.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ làm thay đổi căn bản cách thức giải quyết cũng như theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả giải quyết TTHC, đồng thời góp phần cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, tăng năng suất lao động, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC./.

Bài liên quan
  • Chứng chỉ kỹ thuật số giúp cải thiện thủ tục hành chính, thúc đẩy CĐS
    Khi các chính phủ trên toàn thế giới thích ứng với nhu cầu thay đổi của lực lượng lao động và xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng thì việc cấp các chứng chỉ kỹ thuật số ngày càng phổ biến. Giải pháp này giúp xác minh thông tin về trình độ, kỹ năng của các ứng viên nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm hiện đại.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tiền Giang đẩy mạnh số hóa trong cải cách thủ tục hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO