Tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương

Trần Đình Hoạch| 30/11/2021 17:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện dự thảo các chuyên đề thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Báo cáo tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Phạm Minh Hùng cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã chủ động tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng các chuyên đề một cách khẩn trương, nghiêm túc, khoa học. 

Có thể khái quát một số vấn đề cơ bản như sau: 1) Các chuyên đề đã hệ thống hóa, làm rõ những chủ trương, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ về cải cách hành chính, về đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ; đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Thông qua đó, làm rõ ý nghĩa quan trọng và những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2) Các chuyên đề đã tập trung phân tích, làm nổi bật các kết quả đạt được, cũng như đánh giá thực trạng; những tồn tại, hạn chế của cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương trong suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua; 3) Trên cơ sở quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, phân tích, đánh giá thực trạng và từ bối cảnh thực tiễn trong nước và quốc tế; các chuyên đề đã đưa ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045...

Bộ Nội vụ đã chủ động tổ chức xây dựng các chuyên đề một cách khẩn trương, nghiêm túc, khoa học. Các chuyên đề đã hệ thống hóa, làm rõ những chủ trương, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ về cải cách hành chính, về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương. Thông qua đó, làm rõ ý nghĩa quan trọng và những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam... 

Tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh:moha.gov.vn

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các đại biểu tham dự. Các ý kiến tham luận đã làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình triển khai cải cách hành chính nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong tổ chức triển khai cải cách hành chính; đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ và Chính quyền địa phương trong giai đoạn vừa qua; đồng thời, phân tích, nhận định và đề xuất, gợi mở nhiều ý tưởng, định hướng rất thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc liên quan đến từng nội dung của các chuyên đề, làm cơ sở quan trọng cho Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các báo cáo.

Về chuyên đề "Chiến lược cải cách hành chính nhà nước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Theo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cần bổ sung quan điểm lấy nội hàm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu để tiến hành cải cách. Trong đó, cần xác định cụ thể năm bao nhiêu có thể đáp ứng được mục tiêu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

PGS.TS. Văn Tất Thu, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, chỉ ra rằng những vấn đề lý luận tạo cơ sở khoa học để tiến hành cải cách hành chính, đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương chưa đầy đủ. Mục tiêu cuối cùng của cải cách hành chính là để đổi mới quản lý, quản trị công việc của Nhà nước hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, tạo năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo ông, khó nhất là đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Cải cách hành chính chỉ là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền.

Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nhìn nhận, 30 năm tiến hành cải cách hành chính, tư tưởng chỉ đạo vẫn là lấy cải cách thủ tục hành chính làm khâu đột phá. Giờ đây, nên thay đổi tư duy về cải cách hành chính, phải có điểm nhấn, trụ cột của cải cách hành chính. Cụ thể, ông đề xuất chuyển từ lấy thủ tục hành chính làm khâu đột phá, sang lấy con người làm trung tâm trong cải cách hành chính. "Thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, sử dụng tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính đều do con người thực hiện. Mặc dù cải cách hành chính thời gian qua đạt được rất nhiều kết quả, đáp ứng sự hài lòng của người dân, nhưng thực tế trong quá trình triển khai vẫn xảy ra tình trạng một cửa có nhiều khóa, nhiều cấp, và cuối cùng vẫn là con người thực hiện. Trong 30 năm cải cách chúng ta đề cập việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng nội dung này chưa trở thành điểm nhấn"

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO