Trao thêm nhiều “cần câu” cho thanh niên dân tộc thiểu số

Bình Minh| 24/08/2020 10:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi ví như sẽ trao thêm nhiều “cần câu” cho đối tượng này.

Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi là tiểu dự án thuộc Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện dự thảo.

Trao thêm nhiều “cần câu” cho thanh niên dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Thanh niên Sơn La, hoàn toàn có thể tham gia tập huấn, học kỹ năng, làm việc tại các mô hình homstay để phục vụ khách du lịch. Ảnh: BM

Theo dự kiến, Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ hỗ trợ, phát triển, đa dạng các hình thức dạy nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng bào khó khăn. Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề lưu động, dạy nghề tại chỗ trên đồng ruộng, trang trại.... Dạy nghề theo hình thức kèm cặp, cầm tay chỉ việc, truyền nghề tại các làng nghề. Đồng thời, dạy nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề, tạo và tự tạo việc làm.

Tiếp đó, dự án dự kiến sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi nghề đối với lao động dân tộc thiểu số nghèo, người Kinh nghèo ở vùng đồng bào khó khăn thiếu đất sản xuất mà địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ đất.

Cùng với đó, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị đối với các trường trọng điểm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các trường dân tộc nội trú, ưu tiên kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số học nghề. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo, sử dụng lao động.

Với sự chủ trì của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện.

Trao thêm nhiều “cần câu” cho thanh niên dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Một mô hình nuôi cá lồng có tham gia của lao động thanh niên vùng dân tộc miền núi, gia tăng thu nhập đáng kể cho các hộ dân. Ảnh: BM

Ước tính kinh phí từ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương lên đến hàng nghìn tỷ. Dự án sẽ nhắm tới mục tiêu phát triển nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể đối tượng là người lao động, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên cho người dân tộc nghèo, người Kinh nghèo ở vùng đồng bào khó khăn, thiếu đất sản xuất mà địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ đất.

Như vậy, việc nội dung hỗ trợ và đối tượng được Dự án xác định rõ hứa hẹn sẽ đem đến một nhóm giải pháp mới để từng bước giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số. Nhiều ý kiến đánh giá đây là nhóm giải pháp hữu hiệu vì giúp thanh niên khu vực này có thêm nhiều kỹ năng nghề nghiệp – tức là có thêm nhiều "cần câu" để "câu" được "cá" thường xuyên, lâu dài và bền vững hơn.

Một số mục tiêu cụ thể đáng chú ý của cả giai đoạn 2021-2030 đó là đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo mô hình sinh kế gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tăng trên 2,0 lần so với cuối năm 2020.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Trao thêm nhiều “cần câu” cho thanh niên dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO