Trở thành đại học số với chất lượng đào tạo xuất sắc

Hoàng Linh| 09/12/2022 15:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm mong muốn Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) (PTIT) phải trở thành đại học (ĐH) số có uy tín, có thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực.

Ngày 9/12/2022, Học viện công nghệ BCVT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) Học viện

Thông tin về một số kết quả hoạt động của Học viện trong năm 2022, PGS. TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện công nghệ BCVT cho biết năm 2022, Học viện đã đạt được nhiều điểm sáng trong hoạt động. Học viện đã tổ chức tốt, an toàn các kỳ tuyển sinh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và hoàn thành công tác tuyển sinh với sức hút tiếp tục duy trì ổn định.

Công tác tuyển sinh ĐH chính quy mặc dù gặp khó khăn do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi nhưng Học viện đã triển khai nhiều quyết sách mới phù hợp với tình hình thực tế như: tổ chức thêm phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá năng lực tư duy, đánh giá năng lực bên cạnh phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT, phương thức xét tuyển truyền thống và phương thức xét tuyển kết hợp đã tổ chức năm 2021; tiếp tục thực hiện công tác CĐS trong tuyển sinh. Nhờ đó, Học viện đã hoàn thành xuất sắc kỳ tuyển sinh năm 2022 với kết quả: tuyển sinh 3.980 thí sinh (Phía Bắc: 3.100 thí sinh, phía Nam: 880 thí sinh) đạt 103.9% so với chỉ tiêu năm 2022 và tăng 10,31% so với năm 2021.

Năm 2022, Học viện tuyển sinh 8 nghiên cứu sinh, 71 học viên cao học (đạt 50% kế hoạch) và là năm đầu tiên tổ chức tuyển sinh và đào tạo chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử.

Giám đốc Đặng Hoài Bắc cũng cho biết năm 2022 Học viện đặc biệt chú trọng và tập trung cho công tác sinh viên. Cụ thể, tổng kinh phí dành cho học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đã tăng 15%. Học viện tiếp tục quan tâm và thực hiện tốt các chế độ chính sách về miễn giảm học phí, học bổng, khen thưởng khuyến khích học tập cho sinh viên: cấp học bổng chính sách cho 720 sinh viên; khen thưởng 23 tập thể và gần 1000 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc; tổ chức cho sinh viên dự các kỳ thi dự thi: Olympic Tin học sinh viên, Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia 202, các cuộc thi cấp Khoa và khen thưởng kịp thời đối với các sinh viên đạt giải cao.

Các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp (DN), tổ chức các hội thảo, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đã được chú trọng như phối hợp với công ty Samsung, Viettel, FPT Telecom, HLC, VNPT Technnology, Công ty Datalogic Việt Nam, CO-WELL Châu Á, , Công ty Renasas,... Trong năm, Học viện đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện lớn như: ngày hội tuyển dụng và việc làm PTIT Career Day 2022 có sự tham gia của 13 đơn vị, công ty và đã thu hút gần 1000 sinh viên quan tâm, qua đó tạo các cơ hội tìm kiếm việc làm cho đông đảo sinh viên năm cuối của Học viện; lễ phát động cuộc thi Ý tưởng sáng tạo Khởi nghiệp P-Startup 2022 và Hội thảo "Công nghệ số vì cộng đồng" hướng đến Tháng CĐS Quốc gia do Bộ TT&TT phát động, thu hút hơn 500 sinh viên tham gia trực tiếp, 5.000 lượt người theo dõi qua livestream và Fanpage; tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp - P Starup 2022…

Học viện đã lắp đặt WiFi đến toàn bộ các giảng đường phía Bắc, sắp tới là toàn bộ giảng đường Học viện phía Nam. Học viện đã và sẽ tiếp tục tăng cường về vật chất cho các sinh viên.

Về nghiên cứu khoa học, Học viện đãthực hiện 14 nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) có nguồn từ ngân sách nhà nước (cấp Nhà nước/Tỉnh); 15 đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Bộ; 05 đề tài KHCN tài trợ bởi Tập đoàn NAVER (Hàn Quốc) phối hợp với NAVER LAB (trụ sở tại châu Âu), 04 đề tài Tập đoàn Qualcomm tài trợ, 02 dự án do Liên minh Viễn thông Châu Á (APT) tài trợ, 03 dự án nghiên cứu do tổ chức ASEAN-IVO tài trợ; 185 đề tài NCKH cấp Học viện; 147 đề tài sinh viên...

Học viện đã tiếp hơn 30 đoàn quốc tế đến thăm trường, có các đối tác lớn như Google, Samsung… các trường ĐH lớn của Nhật, Mỹ, Italia… Đồng thời đón và làm việc với 30 trường ĐH tham quan và chuyển giao giải pháp CĐS và cũng có những ứng dụng CĐS nội bộ trong công tác điều hành, cho sinh viên. 

Chuẩn bị tích cực tham gia xếp hạng các trường ĐH toàn cầu

Phát biểu về kế hoạch hoạt động của năm 2023 của Học viện, GS. TS. Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện cho biết năm 2023, Học viện sẽ tập trung chuẩn bị tích cực cho tham gia xếp hạng ĐH toàn cầu.

Trở thành ĐH số với chất lượng đào tạo xuất sắc - Ảnh 1.

GS. TS.Từ Minh Phương: CĐS vừa là mục tiêu vừa là giải pháp của Học viện trong năm 2023

Năm 2023, Học viện cũng sẽ tiếp tục tập trung cho CĐS bởi CĐS vừa là mục tiêu vừa là giải pháp, trong đó tập trung nâng cao nhận thức về CĐS một cách nhất quán. Học viện sẽ chính thức hoá các thí điểm về CĐS, xây dựng hệ thống thực hành ảo, thử nghiệm và triển khai học liệu số… Đồng thời CĐS công tác thi, kiểm tra đánh giá các môn học thông qua xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm cho trên 50% số môn học.

Học viện sẽ tiếp tục mở 02 - 03 ngành đào tạo mới đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực chuyển đổi số và kinh tế số (Kỹ thuật dữ liệu, logistics và chuỗi cung ứng, kinh tế số); hoàn thành kiểm định 04 chương trình đào tạo (Công nghệ kỹ thuật  điện - điện tử, quản trị kinh doanh, kế toán, marketing); tiếp tục xây dựng kế hoạch tự đánh giá 04 chương trình đào tạo vào đầu năm 2024 (Truyền thông đa phương tiện, công nghệ đa phương tiện, an toàn thông tin, yhương mại điện tử).

"Học viện trong năm 2023 sẽ tiếp tục cải tiến phương pháp đào tạo thông qua đào tạo MOOC, đãi ngộ cho giảng viên đạt các chức danh giáo sư, phó giáo sư, các giảng viên viết các bài báo khoa học, học tập phát triển bản thân…", GS. TS. Từ Minh Phương nhấn mạnh.

Đặt mục tiêu chất lượng đào tạo xuất sắc lên hàng đầu

Trước các kết quả hoạt động trong năm 2022 của Học viện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm ghi nhận năm 2022, Học viện đạt được những dấu mốc cũng như kết quả đáng tự hào với thay đổi và chuyển mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó có những kết quả về CĐS và giáo dục đào tạo. Theo đó, Thủ tướng đã tặng Bằng khen về những kết quả của Học viện trong CĐS, đây là sự ghi nhận kịp thời, xứng đáng về những nỗ lực và sự sáng tạo của tập thể cán bộ và giảng viên Học viện.

Trở thành ĐH số với chất lượng đào tạo xuất sắc - Ảnh 2.

Thứ trưởng Phan Tâm: Muốn trở thành ĐH số có uy tín, có thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực thì Học viện phải đặt mục tiêu chất lượng xuất sắc lên hàng đầu

Trong năm 2022, quy mô đào tạo chính quy của Học viện tăng trên 10%, doanh thu tăng trên 20%, phấn khởi nhất là quỹ lương đã tăng hơn 20%. "Học viện đã thu hút được trên 50 giảng viên mới, trong đó có 6 tiến sỹ. Theo đó, uy tín, thương hiệu của Học viện tiếp tục được khẳng định và nâng cao", Thứ trưởng đánh giá cao.

Trao đổi về công tác GD&ĐT của Học viện, Thứ trưởng chia sẻ các quốc gia đều xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu và quyết định tương lai của một dân tộc. Việt Nam cũng xác định hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.

"GD&ĐT quan trọng như vậy lại đặt trong bối cảnh CĐS quốc gia với mục tiêu phát triển bứt phá của đất nước thì yêu cầu đặt ra đối với GD&ĐT là rất nặng nề. Đó là phát triển nguồn nhân lực số dồi dào, chất lượng cao, là ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng, nghĩa là phát triển nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, có khả năng dẫn dắt sự phát triển, có khả năng bắt kịp và tiến cùng với các cường quốc trên thế giới về công nghệ số. Đây là vấn đề chất lượng, là sự xuất sắc của các cơ sở GD&ĐT. Muốn trở thành ĐH số có uy tín, có thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực thì Học viện phải đặt mục tiêu chất lượng xuất sắc lên hàng đầu", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị: "Học viện chọn chủ đề hoạt động năm 2023 của Học viện lấy đảm bảo và nâng cao chất lượng là nỗ lực xuyên suốt của năm 2023 và các năm tiếp theo. Trong năm 2023, cần xây dựng các cơ chế, nền tảng vững chắc cho việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng trong hoạt động".

Trở thành ĐH số với chất lượng đào tạo xuất sắc - Ảnh 3.

Trở thành ĐH số với chất lượng đào tạo xuất sắc - Ảnh 4.

Học viện trao bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Kỷ niệm chương ngành TT&TT cho các tập thể, cá nhân của Học viện

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, chất lượng đào tạo quyết định uy tín của một trường ĐH. Chất lượng đào tạo là thước đo chính trong mọi xếp hạng quốc tế. Chất lượng đào tạo là gốc rễ của sự phát triển bền vững. Chất lượng đào tạo xuất sắc quyết định khả năng phát triển bứt phá của một tổ chức, một quốc gia. Đảm bảo chất lượng đào tạo thì mới đảm bảo thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô của Học viện một cách bền vững, một cách có trách nhiệm với người học và xã hội./.

Bài liên quan
  • Học viện Công nghệ BCVT 25 năm: phấn đấu trở thành đại học số hàng đầu
    Trong không khí náo nức của mùa tựu trường, khai giảng năm học mới, ngày 17/9, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) (PTIT) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống Học viện (17/9/1997 - 17/9/2022). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lẵng hoa chúc mừng 25 năm ngày truyền thống Học viện.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Trở thành đại học số với chất lượng đào tạo xuất sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO