Truyền thông

Trưng bày "Hiện diện trên biển Đông" tại Bảo tàng Hải dương học

Hà Linh 15/09/2023 08:42

“Hiện diện trên Biển Đông” là thông điệp khẳng định hành trình liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

dien_tin_hien-dien-tren-bien-dong.jpg
Trưng bày "Hiện diện trên Biển Đông".

Để bảo tồn tư liệu khoa học mang tính lịch sử, nhằm quảng bá chủ quyền biển đảo và phục vụ công tác đấu tranh ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao Viện Hải dương học thực hiện nhiệm vụ “Phục chế và xây dựng cơ sở dữ liệu bộ bản đồ cổ thời Pháp về biển Việt Nam và Biển Đông”, mã số NVKH17.00/23-23.

Sản phẩm quan trọng của nhiệm vụ - Khu trưng bày bản đồ với chủ đề: “Hiện diện trên Biển Đông” tại Bảo tàng Hải dương học đã mở cửa từ ngày 14/9/2023 đón công chúng tham quan nhân dịp Kỷ niệm 101 năm ngày thành lập Viện Hải dương học.

Hiện diện trên Biển Đông” trưng bày 18 bản đồ xuất bản từ năm 1747 đến năm 1946 được lựa chọn trong số 414 bản đồ đã phục chế, bố cục theo 03 chủ đề chính bao gồm: 1) Dấu ấn Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam trong tư liệu cổ; 2) Hành trình thực thi chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; 3) Biển đảo với kinh tế - xã hội.

Đến với khu trưng bày, khách tham quan sẽ tận mắt chiêm ngưỡng các bản đồ gốc xuất bản dựa vào nguồn số liệu của các chuyến khảo sát “Mission Hydrographique en Indochine” do Hải quân Pháp và tư liệu từ các chuyến khảo sát (1925-1939) của Tàu De Lanessan thuộc Viện Hải Dương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học) thực hiện trên Biển Đông; các bản đồ mô tả thềm lục địa và các đảo trên vùng biển Việt Nam, dòng chảy trên thềm lục địa Biển Đông từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm phục vụ hoạt động nghề cá và hàng hải trên vùng biển này như cảnh báo các vùng có độ sâu nguy hiểm cho đánh bắt thủy sản ở quần đảo Trường Sa (1925-1931), xác định vị trí xây dựng ngọn hải đăng, trạm vô tuyến TFS và trạm khí tượng thủy văn tại quần đảo Hoàng Sa (1938-1939), mô tả các rạn hô ở quần đảo Trường Sa (1938).

“Hiện diện trên Biển Đông” là thông điệp truyền thông cho quá trình liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu về hoạt động nghiên cứu khoa học. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam đã và đang liên tục được triển khai, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường biển và gìn giữ hòa bình tại Biển Đông./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày "Hiện diện trên biển Đông" tại Bảo tàng Hải dương học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO