Truyền thông

Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 luôn chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện cứu hộ, cứu nạn

Linh Phương 25/11/2023 14:26

Đóng quân trên địa bàn Miền Trung có thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, nên cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tham gia các cuộc diễn tập, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 luôn chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện cứu hộ, cứu nạn, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

Tình huống giả định là do ảnh hưởng của mưa bão, có 5 người dân đi rẫy bị cô lập giữa dòng suối, nguy cơ bị lũ cuốn trôi; vị trí người dân bị cô lập cách đơn vị 50km. Cấp trên yêu cầu Trung đoàn 930 sử dụng trực thăng và đội cứu hộ, cứu nạn đưa nhân dân ra khỏi vùng bị cô lập. Rất khẩn trương, chỉ huy Trung đoàn giao nhiệm vụ cho các lực lượng. Tổ bay, lực lượng cứu hộ đường không, mặt đất tiến hành hội ý, xác định tọa độ, vẽ bản đồ, nhanh chóng đưa ra phương án tiếp cận. Chỉ trong thời gian ngắn, tổ cứu hộ, cứu nạn đã lên trực thăng, bay thẳng về khu vực có người bị nạn theo phương vị, cự ly, tọa độ đã xác định... Tại bãi ngoài, tổ bay cho trực thăng bay treo ở độ cao khoảng 20m. Mặc dù gió từ cánh quạt rất mạnh làm cho cây cối xung quanh ngả nghiêng, chao đảo nhưng các nhân viên cứu hộ đã bình tĩnh thả thang dây xuống tiếp cận và khéo léo lần lượt đưa từng người lên máy bay an toàn…

433-202312091835481.jpg

Trao đổi sau buổi huấn luyện, Thiếu tá Phạm Đức Huy, Chủ nhiệm Dù, Trung đoàn 930 cho biết: “Trong trường hợp này, trực thăng không có bãi đáp nên chúng tôi đã dự kiến 2 phương án, đó là dùng cẩu kéo từng người lên hoặc dùng thang dây để các đồng chí cứu hộ đường không xuống tiếp cận, sơ cứu và đưa từng người lên trực thăng; nếu có người bị thương thì đồng chí quân y trên trực thăng sẽ xử trí cấp cứu. Để thực hiện tốt nội dung này, chúng tôi phải luyện tập kỹ các khoa mục: Ra, vào nôi cẩu; lên xuống máy bay bằng thang dây; cẩu cứu người trên mặt đất, mặt nước; phương pháp tiếp cận và đưa người bị nạn lên máy bay…”.

Thiếu tá Đỗ Viết Vinh, Phi đội trưởng Phi đội 2 chia sẻ: “Chúng tôi đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại khu vực rừng núi, trên sông, trên biển ở các tỉnh Miền Trung. Đặc điểm thời tiết những lúc này rất khó khăn, mưa to, gió mạnh, mây mù nhiều, địa hình hiểm trở nên đòi hỏi tổ bay phải có kỹ thuật lái tốt, dự kiến chính xác phương án bay, tiếp cận khu vực người bị nạn và xử trí bình tĩnh, linh hoạt để đưa người bị nạn lên máy bay một cách nhanh nhất và đảm bảo an toàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, phi công phải được huấn luyện và thường xuyên luyện tập các bài bay, phương pháp bay tìm kiếm cứu nạn. Trong quá trình cẩu cứu người, tổ lái phải giữ máy bay treo, thăng bằng tốt, đồng thời phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa lái chính, dẫn đường, cơ giới trên không và lực lượng mặt đất để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả”.

15-1-truc-thang-930.jpg
Trực thăng Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 huấn luyện bay cứu hộ, cứu nạn ở nhà cao tầng. Ảnh: Lê Hữu.

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết Trung đoàn 930 được trang bị trực thăng đa nhiệm Mi-8, Mi-171, hoạt động trên địa bàn rừng núi, cao nguyên, biển đảo, trong điều kiện thời tiết có nhiều thiên tai, bão lũ. Yêu cầu đòi hỏi đơn vị vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ SSCĐ, bảo vệ vùng trời vừa phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất khác như: Tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, cơ động lực lượng, hiệp đồng chiến đấu... Chính vì thế, bài toán về sử dụng lực lượng, khí tài phù hợp vừa huấn luyện chiến đấu, vừa bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ canh trực, cứu hộ, cứu nạn được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đặc biệt quan tâm.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Lai, Trung đoàn trưởng, ngoài việc huấn luyện các bài bay, thực hiện bay nhiệm vụ theo kế hoạch, Trung đoàn thường xuyên nghiên cứu đặc điểm tình hình, nhiệm vụ liên quan (địa hình, thời tiết, yêu cầu của trên…) để xác định các khoa mục huấn luyện phù hợp. Từ cơ quan Trung đoàn đến các phi đội xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện bay khoa học, chặt chẽ, chất lượng, chú trọng huấn luyện cho tất cả các lực lượng từ phi công, tổ bay đến đội cứu hộ, cứu nạn đường không, mặt đất. Để tổ bay có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ, Trung đoàn tổ chức huấn luyện trên địa hình, không gian, thời gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chú trọng huấn luyện các khoa mục: Nhảy dù, treo cẩu trên cạn, treo cẩu trên biển; treo thả thang dây đưa người lên trực thăng... Mặt khác, đơn vị thường xuyên tổ chức luyện tập cho phi công, tổ bay, nhân viên dù, người nhái, quân y thực hiện các phương án cứu người trên sông, trên biển, trên địa hình rừng núi, trên nhà cao tầng... Trung đoàn thường xuyên duy trì một tổ cứu hộ, cứu nạn cấp 2 và một tổ cấp 3 trực ở 2 địa bàn khác nhau để sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh của trên.

Đến nay, Trung đoàn 930 có 8 tổ bay thực hiện được nhiệm vụ bay tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, ngoài ra còn tổ chức huấn luyện cho một số phi công bay thực hiện nhiệm vụ trên. Đây cũng là cơ sở để đơn vị trở thành lực lượng cơ động nhanh, tiếp tế, ứng cứu có hiệu quả trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đường không.

Trong những năm qua, Trung đoàn 930 cùng với các đơn vị trong và ngoài Quân đội tham gia các cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn và cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra. Trung đoàn đã tổ chức nhiều chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, thả hàng cứu trợ đồng bào vùng lũ, lụt các tỉnh miền Trung, tham gia lao động giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, xây dựng nông thôn mới…

Với những đóng góp trong các hoạt động giúp dân, những năm qua Trung đoàn 930 đã được UBND TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Uỷ ban quốc gia TKCN tặng bằng khen và nhiều phần thưởng khác./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
  • PGDC 2025: Khơi nguồn sáng tạo - Kiến tạo tương lai ngành game Việt
    Hội thảo Phát triển Game PTIT - PGDC 2025 là sự kiện chuyên sâu đầu tiên về phát triển game do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức, thu hút khoảng 500 lượt người tham dự.
  • Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn, AI
    Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo.
  • Sinh viên từ Việt Nam thắng giải về AI của AWS
    Được đồng tổ chức bởi Amazon Web Services (AWS) và AI Singapore (AISG), giải đấu lần đầu mở rộng quy mô khu vực Regional LLM League đã thu hút 1.300 sinh viên tham gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
  • Đã có thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm về an ninh mạng OT
    Kết luận trên chính là những thay đổi tích cực ghi nhận trong Báo cáo tình trạng an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) toàn cầu năm 2025 (2025 State of Operational Technology and Cybersecurity Report) về việc bảo mật công nghệ, an ninh mạng trong bối cảnh các mối đe dọa IT/OT ngày càng phát triển.
Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 luôn chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện cứu hộ, cứu nạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO