Doanh nghiệp số

Từ ISP đến CSP: Chặng đường 15 năm của một doanh nghiệp

Gia Bách 08:45 25/08/2023

Sau 15 năm thành lập, CMC Telecom dần khẳng định vị trí của một nhà cung cấp dịch vụ hội tụ hàng đầu tại Việt Nam, vượt qua cái bóng thành công của một đơn vị cung cấp dịch vụ Internet cho doanh nghiệp (DN).

Thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom) được biết đến là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, tập trung phục vụ nhóm khách hàng DN cao cấp, cần đường truyền kết nối ổn định, chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp.

Từ một ISP, công ty này đã dần chuyển sang mô hình CSP - nhà cung cấp dịch vụ hội tụ với hệ sinh thái sản phẩm kết hợp viễn thông - CNTT, phục vụ các khách hàng trong nước và khu vực. Mô hình lạ, nhưng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường trong thời kỳ chuyển đổi số (CĐS) toàn diện, đã đưa CMC Telecom đến những thành tựu mới, mở ra kỷ nguyên mới cho DN sau hơn một thập kỷ hình thành.

anh-1.jpg
Từ một ISP, CMC Telecom đã chuyển sang mô hình CSP năm 2017.

Táo bạo chuyển dịch sang CSP

CSP (Converged Service Provider) - nhà cung cấp dịch vụ hội tụ là khái niệm còn mới ngay cả trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, một công ty đã tiên phong đi theo con đường này từ nhiều năm nay, đó là CMC Telecom. Thay vì phải sử dụng dịch vụ từ nhiều đơn vị khác nhau, DN có thể chọn CMC Telecom để sử dụng được các dịch vụ viễn thông - CNTT với giải pháp trọn gói, tích hợp và hiệu quả nhất.

Từng được biết đến là ISP tại Việt Nam, với sự hậu thuẫn từ một “ông lớn” viễn thông trong khu vực Đông Nam Á là Time DotCOM, CMC Telecom nắm trong tay thế mạnh về hạ tầng với tuyến cáp CVCS xuyên Việt kết nối với mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á (A-Grid) và kết nối với 4 tuyến cáp quang biển APG, AAE-1, UNITY và FASTER ra toàn thế giới.

Trước nhu cầu cấp bách về CĐS, các DN không chỉ cần hạ tầng kết nối, lưu trữ, mà còn hàng loạt nhu cầu về dịch vụ quản trị CNTT, an toàn an ninh mạng (ATANM). Năm 2017, thời điểm CMC Telecom được vinh danh là một trong năm ISP có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển của Internet Việt Nam trong một thập kỷ, cũng chính là lúc công ty quyết định chuyển mình khi nhận thấy dịch vụ hội tụ là xu hướng không thể thay đổi. Một hệ sinh thái dịch vụ viễn thông - CNTT hội tụ - tức CSP - đầu tiên tại Việt Nam đã được hình thành.

CMC Telecom đã dám bỏ ra khoản đầu tư có thể nói là khổng lồ so với quy mô một công ty cung cấp dịch vụ viễn thông còn non trẻ với con số hàng trăm tỷ cho hạ tầng đám mây (cloud) và hàng ngàn tỷ cho trung tâm dữ liệu (TTDL) (DC).

Bước chân đầu tiên của CSP này là nền tảng điện toán đám mây (ĐTĐM) Make in Viet Nam, mà CMC Telecom đi tiên phong trong xây dựng. CMC Cloud thể hiện quyết tâm của công ty khi kéo dữ liệu về lưu trữ tại “đám mây” Việt để phục vụ nhu cầu của DN Việt lúc bấy giờ.

Từ thành công của cloud tự phát triển, những năm sau đó, công ty được chọn mặt gửi vàng bởi hàng loạt ông lớn về đám mây trên thế giới như AWS, Google Cloud, Microsoft khi họ đến Việt Nam. Những TTDL đẳng cấp cũng dần được hình thành, trong đó TTDL tại Tân Thuận khai trương năm 2022, được vinh danh là TTDL hiện đại và an toàn nhất Việt Nam 2022.

Những thành công trong lĩnh vực hạ tầng mang lại cho CMC Telecom không chỉ kinh nghiệm, khách hàng và doanh thu tăng trưởng, mà còn giúp công ty xây dựng được đội ngũ chuyên gia công nghệ sở hữu kinh nghiệm và những chứng chỉ, tiêu chuẩn quốc tế. Từ đây, một hướng đi mới tiếp tục được phát triển để nâng cấp cho CSP này, đó là cung cấp dịch vụ CNTT và bảo mật, song song với hạ tầng. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi được CMC Telecom đưa vào khối dịch vụ mới của mình, trên con đường trở thành CSP số một Việt Nam.

Trong các chỉ đạo về CĐS, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẳng định hạ tầng số là hạ tầng viễn thông băng rộng cộng với hạ tầng ĐTĐM, hạ tầng Internet kết nối vạn vật, hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ, hạ tầng các nền tảng số. Khái niệm này đã cho thấy sự đúng đắn trong chuyển dịch sớm của CMC Telecom, từ một nhà cung cấp hạ tầng Internet, sang một nhà cung cấp dịch vụ hội tụ.

“Chỉ cần lựa chọn trong hệ sinh thái dịch vụ của CMC Telecom, DN có thể sử dụng cấp đầy đủ các dịch vụ từ hạ tầng kết nối, TTDL, ĐTĐM đến các dịch vụ IT Outsourcing và bảo mật”,
ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc/Giám đốc Kinh doanh và Marketing CMC Telecom khẳng định.

“Quả ngọt" dẫn đầu thị trường hạ tầng số sau 15 năm phát triển

“Bộ TT & TT đánh giá cao sự tiên phong đi đầu của CMC trong xây dựng hạ tầng số đẳng cấp quốc tế” là lời khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ khai trương TTDL Tân Thuận tháng 8/2022.

Trước đó, tháng 7/2019, tập đoàn CMC đã được DN quốc tế là Samsung SDS ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược, trong đó có lĩnh vực là thế mạnh CMC Telecom. Những kết quả này đã khẳng định vai trò của CMC Telecom không chỉ dừng lại ở một đơn vị cung cấp hạ tầng kết nối, mà đã vươn xa ra một hệ sinh thái viễn thông - CNTT.

Hiện nay, CMC Cloud là dịch vụ Cloud nắm giữ hơn 25% thị phần tính đến giữa năm 2023. CMC Telecom là công ty viễn thông duy nhất đang vừa cung cấp dịch vụ cloud “Make in Viet Nam”, song song cung cấp cloud của AWS, Google, Microsoft và Oracle.

anh-4.jpg
CMC Cloud là dịch vụ đám mây nội địa có thị phần lớn

Tính đến giữa năm 2023, các thống kê cho thấy CMC Telecom đang được nhiều ngân hàng Việt Nam sử dụng - nhóm khách hàng được đánh giá là khó tính và có yêu cầu khắt khe nhất. Ngoài ra, hơn 50% DN trong Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của Forbes cũng đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp này.

CMC có 3 TTDL, trong đó TTDL Tân Thuận hiện đại cả về thiết kế và xây dựng. Ngoài đầu tư và cơ sở vật chất, đơn vị này còn đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư với các chứng chỉ quốc tế, sẵn sàng cho mục tiêu trở thành digital hub của Việt Nam.

“CMC Telecom quyết tâm trở thành nhà cung cấp dịch vụ CĐS tốt nhất Việt Nam, cung cấp cho khách hàng dịch vụ với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Từ chiến lược đó sẽ dẫn đến các hành động tích cực để dịch chuyển từ công ty viễn thông trở thành công ty công nghệ lớn, thay đổi hình ảnh nhận diện của mình với khách hàng"
, ông Đặng Tùng Sơn chia sẻ./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Từ ISP đến CSP: Chặng đường 15 năm của một doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO