M&E là một trong những ngành có mức độ đột phá số cao
Khách hàng ngày nay đòi hỏi ngày càng cao với nhiều kỳ vọng. Các hãng công nghệ Netflix, Amazon, Facebook, Apple, Google, ByteDance cung cấp các trải nghiệm nhằm lôi kéo, hấp dẫn và cá nhân hóa khi người dùngxem video trong bối cảnh, ngay tức thì ở mọi thời điểm.
Các công ty M&E phải hiểu biết sâu sắc khách hàng từ khối lượng dữ liệu lớn (big data) mà họ có được từ khách hàng. Bằng các công cụ phân tích dữ liệu (data analytics) kết hợp với công nghệ nhận thức (cognitive technology), một nhánh con của AI, họ có thể thấu hiểu khách hàng để thích ứng chính xác hơn với sự quan tâm của khách hàng tới nội dung liên quan về thời điểm và với mức độ cá nhân hóa tốt hơn so với các công nghệ trước đây.
Theo khảo sát của Russell Reynolds Associates với hơn 2.000 giám đốc điều hành về tác động, cấu trúc, rào cản của chuyển đổi số (digital transformation) đốivới 15 ngành ngành công ngiệp, M&E là một trong những ngành có mức độ đột phá số (digital disruption) cao so với các ngành khác.
Ứng dụng AI trong M&E
Các công ty đột phá số của M&Enhư Netflix, Amazon (prime video), Google (Youtube), ByteDance (TikTok), Apple (Apple TV) đãứng dụng AI để có được thấu hiểu về khách hàng (audience insights),về nội dung để dự đoán và cung cấp nội dung phù hợp (content prediction and matching). Các công ty công nghệ dùng công nghệ đám mây và AI làm đòn bẩy cho hiệu năng và khả năng linh hoạt (scalability) để quản lý khối lượng nội dung và tải giờ cao điểm (peak load) khổng lồ, thực hiện phân phối đa kênh (multi channel) trên đa thiết bị (multi device), nhằm tự động hóa dòng làm việc hiệu quả.
Các hệ thống tầng sau (back-end systems) được thiết kế lại nhằm tối ưu hóa doanh thu quảng cáo, doanh thu nội dung, giảm giá thành với các phiên bản số (digital version).
AI cùng với học máy (machine learning) giải quyết các thách thức của OTT app (Over the top) từ chất lượng mã hóa tới việc tạo ra các bản dịch (transcript) tự động như chúng ta đang xem trên Youtube. Khi truyền tải các video dưới dạng streaming, một vấn đề đặt ra là tùy thuộc vào môi trường truyền dẫn, tốc độ mạng, mức độ thông suốt hay tắc nghẽn đường truyền, hệ thống sẽ cung cấp các tốc độ (bit rate) và độ phân giải từ chuẩn SD (standard definition) đến phân giải cao HD (high definition) cho người xem.
Công nghệ tốc độ bit thích nghi (adaptice bitrate - ABR) được áp dụng để giảm thiểu việc nhớ đệm bằng việc chuyển mạch tốc độ bit khi cần thiết và được đảm bảo bằng việc thay đổi băng thông. Hệ thống AI dùng học máy để chọn ra các thuật toán khác nhau như các thuật toán dựa trên tốc độ (rate-based algorithms), các thuật toán dựa trên bộ nhớ đệm (buffer-based algorithms) để điều chỉnh tốc độ hay độ phân giải của video streaming.
Các công ty M&E như Netflix hay Youtube dùng học máy để tối ưu hóa động các thông số mã hóa nhằm tăng chất lượng trải nghiệm (QoE) và chất lượng dịch vụ (QoS), giảm số bit cần thiết với cùng một chất lượng. Hệ thống khuyến nghị (recommender system) sử dụng công nghệ AI để thực hiện phân tích dữ liệu cá nhân, để đưa ra các dự đoán, gợi ý đề xuất phù hợp với sở thích của người dùng giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm, truy cập nội dung dễ dàng, đồng thời, giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Các ứng dụng AI trong công nghiệp M&E không thể không kể đến công nghệ video indexing, một nhánh con công nghệ nhận thức, được áp dụng rộng rãi trong các công ty cung cấp các dịch vụ về video. Các tính năng của video indexing bao gồm và không giới hạn:
- Phát hiện nhân vật nổi tiếng (celebrity detection): Tự động phát hiện sự xuất hiện những nhân vật nổi tiếng có trong video
- Phát hiện tần suất xuất hiện: Thời lượng nhân vật xuất hiện trong chiều dài của video.
- Chủ đề liên quan: Các từ khóa chính (keyword) hay các chủ đề (topics) được nói đến.
- Phát hiện cảm xúc và tình cảm (emotion detection + sentiment Analysis): Để phát hiện cảm xúc thể hiện trong lời nói, tín hiệu giọng nói và nét mặt.
- Phân cảnh (scene segmentation): Để phân đoạn video theo cảnh ngữ nghĩa (context)
- Bản dịch (transcript): Sử dụng công nghệ speech to text cung cấp những lời đối thoại của các nhân vật trong video và thời điểm nói (timeline).
Các nền tảng (platform) như Microsoft Azure Cognitive Services đang đi đầu trong lĩnh vực video indexing. Nhóm tác giả đã thử dùng dịch vụ Azure Video Indexer bằng cách tải lên một đoạn clip ngắn về chủ đề sống lành mạnh và có sử dụng định luật 2 nhiệt động lực và khái niệm entropy. Kết quả khá ấn tượng.
Có 4 người được phát hiện trong đoạn clip trên và tác giả (Unknown #1) chiếm khoảng 92% thời lượng xuất hiện. Đoạn video trên nói về các chủ đề: sức khỏe và phúc lợi/sống khỏe mạnh/ăn uống lành mạnh, vật lý (entropy), khoa học/định luật thứ hai của nhiệt động lực học.
Cảm xúc vui vẻ chiếm 20% thời gian và có 3 cảnh:
Hiện nay, ở Việt Nam, siêu ứng dụng giải trí VieON (vieon.vn) được đầu tư phát triển bởi DatVietVAC, nhanh chóng phát triển khi tập trung phát triển nền tảng công nghệ. Theo báo cáo mới nhất của Samsung, VieON là top 1 ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, top 4 ở thị trường toàn cầu. VieON - nền tảng OTT hiện đang sở hữu nhiều tính năng tiện lợi, nhiều chương trình độc quyền hấp dẫn, chất lượng trải nghiệm công nghệ tiên tiến.
VieON đã phát triển hệ thống video indexing của riêng mình có khả năng phân tích nội dung video sử dụng AI. Ứng dụng VieOn cho phép tìm kiếm chuyên sâu và trích xuất những khung ảnh, đoạn clip dựa vào các thông tin đã được nhận diện như có sự xuất hiện của nhân vật, nghệ sĩ, trong khung cảnh nào, biểu cảm của nhân vật.
Để mang đến chất lượng nội dung ổn định trên các thiết bị, hệ thống nền tảng mà VieOn cung cấp sử dụng các công nghệ về thuật toán nén, cũng như giao thức đóng gói tiên tiến nhất như HEVC và CMAF. Bên cạnh đó, công ty này liên tục đầu tư vào hạ tầng truyền dẫn nội dung với hệ thống 09 trung tâm dữ liệu trên cả nước với khả năng phục vụ hàng triệu khán giả xem đồng thời. Mặt khác, các video được thiết kế dựa trên công nghệ của NVIDIA giúp VieON có thể xử lý và cung cấp đến khán giả hàng trăm giờ nội dung mỗi ngày.
Ngoài ra, VieON là sản phẩm công nghệ truyền thông giải trí được đầu tư bài bản và xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam.
Siêu ứng dụng VieON ra mắt từ 15/6/2020, liên tục được ghi nhận bởi các giải thưởng uy tín trong và ngoài nước: Giải thưởng công nghệ xuất sắc châu Á 2021-2022; Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam 2022; Thương hiệu truyền cảm hứng trong khuôn khổ giải thưởng Kinh doanh xuất sắc châu Á 2022./.