Diễn đàn

Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ Việt Nam tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

PV 04/03/2025 20:30

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị UNICEF tăng cường huy động nguồn lực hỗ trợ công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em.

un-women-1.png
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Trưởng đại diện Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Caroline Nyamayemombe. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Ngày 4/3, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp bà Caroline Nyamayemombe, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam và bà Michaela Bauer, Phó đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.

Đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ giữa UN Women và Việt Nam trong xây dựng và thực thi chính sách về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và cam kết mạnh mẽ trong việc bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Chấp hành UN Women 2025-2027. Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch để UN Women đáp ứng tốt các mục tiêu chung của các nước thành viên Liên hợp quốc, nhất là thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, các văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.

Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý, trong đó tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt hơn 30%. Tuy nhiên, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là việc tăng cường tiếp cận của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa với giáo dục, việc làm, khoa học, công nghệ.

un-women-2.png
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Về định hướng hợp tác thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị UN Women tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, trong khuôn khổ Chiến lược Việt Nam UN Women giai đoạn 2022-2026. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, dự án hợp tác tại Việt Nam, ưu tiên các nội dung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận khoa học công nghệ; ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong đào tạo, nâng cao năng lực của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các công việc chất lượng cao; nâng cao vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội; hỗ trợ triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Với UNICEF, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng UNICEF như một đối tác phát triển quan trọng, có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị UNICEF tăng cường huy động nguồn lực hỗ trợ công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em; hỗ trợ nhiều hơn cho các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa, chịu tác động mạnh của thiên tai, biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác tư vấn chính sách liên quan đến trẻ em cũng như nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em.

Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong ưu tiên thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chăm sóc trẻ em, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam Caroline Nyamayemombe và Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam Michaela Bauer đều nhấn mạnh, CSW69 có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu cột mốc trong việc đặt ra các mục tiêu bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

Trưởng đại diện UN Women và Phó đại diện UNICEF tin tưởng, Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn tham dự CSW69 sẽ có các cuộc gặp, trao đổi, thảo luận những nội dung liên quan đến bình đẳng giới trong chính quyền quốc gia và địa phương; kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ; sự chuyển đổi công bằng sang nền kinh tế xanh, ưu tiên các kỹ năng mới cho công việc xanh; cung cấp cho phụ nữ quyền bình đẳng trong tiếp cận công nghệ; chuyển đổi nền kinh tế, hỗ trợ trao quyền kinh tế cho phụ nữ...

Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam hy vọng, Việt Nam sẽ huy động sự đoàn kết toàn cầu để có những thay đổi chính sách có ý nghĩa, hành động cụ thể cho hệ sinh thái khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo toàn diện, công bằng hơn cho tất cả mọi người, bảo đảm rằng phụ nữ và trẻ em gái không chỉ là người tham gia mà còn là người dẫn đầu trong việc định hình tương lai của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo./.

Theo TTXVN
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn
    Theo lãnh đạo Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC)‏‏, đây là thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn, với mức lương hấp dẫn và triển vọng nghề nghiệp bền vững.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Đừng bỏ lỡ
Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ Việt Nam tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO