Vai trò của quản trị trong việc thúc đẩy hiệu quả các nền tảng Low-Code

Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Tất Hưng| 29/04/2019 11:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Code là cách thiết kế và phát triển các ứng dụng phần mềm nhanh với số lượng mã tối thiểu. Nền tảng phát triểnCode cung cấp cho các lập trình viên một môi trường để tạo phần mềm ứng dụng thông qua giao diện đồ họa người dùng và cấu hình thay vì lập trình máy tính truyền thống.

Kết quả hình ảnh cho Low-Code Platforms More Productive

Hầu hết các tổ chức đã triển khai những công cụ Low-Code để tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng. Từ 4,32 tỷ đô la trong năm 2017, quy mô thị trường nền tảng phát triển Low-Code dự kiến ​​sẽ tăng lên 27,23 tỷ đô la vào năm 2022. Công nghệ này đang trở nên phổ biến, không chỉ như là một phương tiện để chuyển đổi các ứng dụng cũ mà còn cho phép xây dựng các ứng dụng di động và ứng dụng web lấy khách hàng làm trung tâm.

Khả năng của các nền tảng Low-Code trong việc tăng tốc quá trình phân phối và triển khai ứng dụng cho phép các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu đối với phần mềm quản lý doanh nghiệp. Nó đã thu hút sự chú ý của các nhà phát triển chuyên nghiệp khi họ sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng phức tạp với nhiều chức năng được sử dụng trên toàn doanh nghiệp chứ không chỉ cho một bộ phận. Thêm vào đó, việc truy cập vào các dịch vụ đám mây thông qua các giao diện tự phục vụ đã buộc các nhà lãnh đạo trong thiết kế và phát triển ứng dụng phải chấp nhận các nền tảng Low-Code để đổi mới.

Ý nghĩa của việc áp dụng Low-Code

Ý tưởng đằng sau việc áp dụng nền tảng Low-Code là sử dụng số lượng mã tối thiểu, thay vào đó sử dụng nhiều mô-đun trực quan hơn để xây dựng các ứng dụng, dù là cho mục đích trải nghiệm người dùng hay mô hình hóa dữ liệu. Theo khảo sát của Forrester, các doanh nghiệp lớn là một trong những người áp dụng các nền tảng Low-Code nhiều nhất. Điều này đã dập tắt sự nghi ngờ của các nhà phát triển, những người tin rằng các nền tảng Low-Code không có ý nghĩa trong việc xây dựng ứng dụng phức tạp có quy mô lớn. Khi sử dụng các công cụ Low-Code, các nhà phát triển thấy rằng họ có thể tạo các ứng dụng mà trước đó họ phải mất hàng tháng trời.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có quản trị (governance) phù hợp, nó có thể trở thành gánh nặng kỹ thuật cho công ty vì chi phí duy trì các ứng dụng như vậy có thể leo thang khi sử dụng các nền tảng Low-Code đóng.

Biết được ai là người sử dụng

Trước khi xây dựng bất kỳ chính sách quản trị nào, điều quan trọng là phải biết ai là người sử dụng chính các nền tảng Low-Code trong tổ chức. Chủ yếu, các nhà phát triển chuyên nghiệp, phụ thuộc vào mã hóa, là người dùng cấp một của những nền tảng này. Họ có một sự hiểu biết sâu sắc về thiết kế ứng dụng, hiệu suất, khả năng bảo trì và độ tin cậy của ứng dụng. Tiếp đến là các chuyên gia kinh doanh hoặc nhà phát triển có hiểu biết hạn chế về lập trình bằng mã, những người cũng góp phần xây dựng các ứng dụng bằng cách mang lại kiến ​​thức về nhu cầu của thị trường và làm thế nào ứng dụng có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu đó. Tùy thuộc vào việc có những ai đang làm việc trên nền tảng, các cơ chế kiểm soát phù hợp sẽ được thiết lập để đảm bảo những người sử dụng có thể tận dụng tối đa các ứng dụng này.

Cạm bẫy của sự thiếu quản trị - Shadow IT

Các nền tảng không mã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người dùng không có nền tảng về lập trình bằng mã. Họ có thể nhanh chóng tạo ra một ứng dụng quản lý doanh nghiệp bằng cách sử dụng các công cụ trực quan của nền tảng mà không cần viết bất kỳ một đoạn mã nào. Trong một vài năm tới, sẽ có hàng ngàn ứng dụng như vậy, thậm chí chúng còn đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp. Hoàn toàn độc lập và không chịu sự can thiệp của bộ phận CNTT, nó sẽ sớm trở thành một ví dụ của IT bóng đêm (Shadow IT - thuật ngữ chỉ việc sử dụng phần cứng hoặc phần mềm liên quan đến CNTT của một bộ phận hoặc cá nhân mà nhóm bảo mật hoặc bộ phận CNTT trong tổ chức không hề biết). Mặc dù các ứng dụng bóng đêm này cải thiện năng suất trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến bảo mật CNTT vì chúng không được bảo vệ bằng tường lửa và hệ thống bảo mật. Ngoài ra, khi các ứng dụng bóng đêm này thất bại trong một số chức năng, chi phí xây dựng lại những chức năng này bằng công nghệ được bộ phận CNTT chấp thuận thường làm tăng chi phí cho tổ chức. Tổ chức cũng có thể cần phải thuê các nhà phát triển bên ngoài, những người có thể triển khai các ứng dụng tuân thủ các chính sách CNTT của tổ chức.

Khi IT bóng đêm đang trở thành giải pháp thay thế cho các cách phân phối ứng dụng truyền thống, loại bỏ các rủi ro trên trở thành một nhiệm vụ quan trọng hơn bao giờ hết. Có rất nhiều cách để gặt hái lợi ích của các ứng dụng bóng đêm được xây dựng bằng các công cụ như nền tảng Low-Code mà không ảnh hưởng đến bảo mật và quản trị CNTT. Các nền tảng Low-Code dựa trên tiêu chuẩn mở có sẵn tuân thủ các nguyên tắc bảo mật CNTT cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh theo nhu cầu kinh doanh của mình. Bằng cách sử dụng những nền tảng phát triển ứng dụng nhanh đã được chứng minh, các ứng dụng bóng đêm có thể được giải phóng khỏi các công nghệ độc quyền thường là vật cản cho sự đổi mới.

Hợp tác an toàn để cải thiện hiệu quả

Để giảm thiểu rủi ro của IT bóng đêm, các nhà phát triển muốn được làm việc trên các nền tảng được bảo mật, thứ sẽ giúp họ xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh với số lượng mã tối thiểu và trong thời gian ngắn hơn. Cho dù là làm việc trên một dự án lớn hay nhiều dự án nhỏ, các doanh nghiệp đều dựa vào một nhóm các nhà phát triển toàn cầu. Những nhà phát triển này sở hữu đa dạng cấp độ kỹ năng và vai trò. Các nền tảng với các tính năng kiểm soát truy cập dựa trên vai trò toàn diện sẽ cho phép các nhóm phát triển ứng dụng doanh nghiệp cộng tác tốt hơn, đồng thời tạo ra các ứng dụng nhanh hơn mà không gặp phải các vấn đề về quản trị dự án. Điều này dựa trên nguyên tắc cho phép cấp độ thấp nhất truy cập để thực hiện các nhiệm vụ với hiệu quả đầy đủ.

Tuân thủ các quy tắc quản trị một cách dễ dàng

Ngày nay, các quy định của chính phủ  như Đạo luật về tính linh hoạt và trách nhiệm bảo hiểm y tế Hoa Kỳ (HIPAA) hay Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (GDPR) đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và việc sử dụng chúng. Hãy nhớ rằng, việc ghi nhật ký thay đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đã trở thành một yêu cầu chung của các ứng dụng doanh nghiệp. Điều này tạo thêm công việc trong quá trình phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, một chức năng được xây dựng để kiểm toán dữ liệu sẽ cho phép các nhà phát triển tập trung nhiều hơn vào logic thay vì xử lý các yêu cầu ghi nhật ký lịch sử. Các nền tảng cho phép tích hợp liền mạch các chức năng như vậy vào các ứng dụng sẽ tự động trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu tuân thủ.

Không phải tất cả các quy tắc đều bị phá vỡ!

Các quy tắc, tiêu chuẩn và quản trị giúp không chỉ quyết định ứng dụng nào sẽ được tạo mà còn cả cách chúng sẽ được viết. Chính sách quản trị tốt là một trong những bí quyết để thực hiện Low-Code thành công. Trong trường hợp quản trị yếu kém, hàng ngàn ứng dụng Low-Code của doanh nghiệp sẽ cần sự can thiệp ngay lập tức của bộ phận CNTT.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI 2024: Bước nhảy vọt công nghệ và dự báo xu hướng định hình tương lai năm 2025
    Trong thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trải qua sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những công nghệ then chốt định hình tương lai kinh tế, xã hội và công nghệ toàn cầu. Từ những ứng dụng ban đầu trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng hình ảnh, AI đã mở rộng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, từ y tế, giáo dục đến tài chính và giải trí.
  • Lãnh đạo Bộ TT&TT chúc mừng năm mới Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT trân trọng gửi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành TT&TT lời chúc mừng năm mới.
  • 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực TT&TT do Tạp chí TT&TT bình chọn
    Năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế cho lĩnh vực TT&TT đã được chú trọng đẩy mạnh. Đảng, Nhà nước và Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển Ngành.
  • Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo
    Ngân hàng mở (Open Banking) là một mô hình trong có các ngân hàng chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API), nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, cá nhân hóa và hiệu quả hơn. Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của mô hình này.
  • Báo cáo xu hướng truyền thông 2025: Sự nổi lên của Tổ chức sự kiện và GenAI
    Tổ chức sự kiện trở thành mối quan tâm lớn của các cơ quan báo chí thế giới để đa dạng hóa nguồn thu, trong khi mối quan hệ với nền tảng AI tạo sinh trở thành xu hướng chính trong mối quan hệ media-tech.
  • Lan tỏa văn hóa đọc dịp đầu xuân từ không gian sách Hồ Văn - Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Những ngày này, đến thăm không gian vừa nên thơ, vừa cổ kính của Hồ Văn thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), công chúng và du khách không chỉ được tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa của Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025, mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa đọc, nơi mỗi người có thể tìm kiếm những phút giây sâu lắng, thư thái khi làm bạn cùng sách.
  • Làm thế nào “tái cấu trúc” chính phủ, sử dụng AI trong thời đại trí tuệ nhân tạo?
    Trong một thế giới ngày càng số hóa, các chính phủ phải theo kịp những đổi mới công nghệ mới nhất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ công dân về các dịch vụ chính phủ nhanh chóng, hiệu quả và trực quan hơn.
  • Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đã gửi thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Chuyển đổi số cần tầm nhìn xa để thực hiện
    Chuyển đổi số chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một quá trình cần thiết để hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ công dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đất nước.
  • Một hành trình đầy tiềm năng được thúc đẩy
    Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa đang tạo ra một môi trường văn hóa mới cho con người - môi trường số, với sự thay đổi trong phương thức phát triển và khả năng tiếp nhận, cùng rất nhiều đòi hỏi. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, để làm rõ hơn nội hàm các nội dung có tác động lớn đến sự phát triển của đời sống văn hóa-xã hội này.
Vai trò của quản trị trong việc thúc đẩy hiệu quả các nền tảng Low-Code
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO