7 cá nhân trong số 9.180 người trả lời đúng toàn bộ 19 câu hỏi đã được trao Giải xuất sắc Đợt 1 Cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI và Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Thay vì triển khai học tập, triển khai Nghị quyết Đại hội theo cách truyền thống, tỉnh Lào Cai đã áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động này thông qua phần mềm thi trắc nghiệm trên Internet.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những khái niệm như chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số,… và bao trùm lên tất cả là Quốc gia số đã được đề cập với định hướng rõ nét và cụ thể.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, một trong những giải pháp nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII của Bộ Tài chính trong năm 2021 là lấy tăng trưởng kinh tế làm gốc để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI đã tổ chức hội nghị ngay sau khi Đại hội Đảng XIII thành công. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đề nghị sớm đưa Nghị quyết Đại hội vào đời sống giới trẻ.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác nhân sự, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; chuyển đổi số; phát triển kinh tế số..., là những chủ đề được bàn đến nhiều nhất tại Đại hội XIII.
Nếu như tại các đại hội trước, khái niệm chuyển đổi số, kinh tế số,… chưa được nhắc đến, thì tại Đại hội XIII, khái niệm này đã được nhắc đến nhiều lần trong cả mục tiêu lẫn chiến lược. Thậm chí, trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, còn chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ... tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số”. Nhưng để có thể đạt được hiệu quả cao trong chuyển đối số, cần có điều kiện cần và đủ.
Theo ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, công tác nhân sự Đại hội Đảng luôn được đặc biệt coi trọng vì đó là “then chốt của then chốt”.
Giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, thúc đẩy phong trào thanh niên tình nguyện, xung kích, sáng tạo, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu của cách mạng, góp phần thực hiện mục tiêu, tầm nhìn của Đảng đến năm 2030 và khát vọng 2045.
"Báo chí phải trở thành những "kiến giải" mang đến các bài viết tích cực, chuyên sâu, tìm ra cái cốt lõi, bản chất của các vấn đề cuộc sống, hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ và có bản sắc, diện mạo riêng… giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được những quan điểm chủ trương, định hướng lớn trong Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII của Đảng).
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nêu ra. Đây là chủ trương, chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng ta. Cho đến nay đã trải qua 30 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh rằng, đây là một luận điểm, một chính sách hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo, góp phần vào “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”.
Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong tình hình mới; quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi những quan điểm cơ bản đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, trong đó cần nắm vững một số vấn đề cơ bản sau:
Đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 và được bổ sung và hoàn chỉnh qua các kỳ đại hội. Trong các Văn kiện đại hội toàn quốc của Đảng, đường lối đối ngoại được trình bày theo các nội dung chính, bao gồm: mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối, nguyên tắc và các định hướng đối ngoại lớn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã định ra đường lối mới, kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua tại các kỳ đại hội trước, đặc biệt là Đại hội XI, và có những bổ sung, phát triển mới.
Đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong hơn 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã bộc lộ không ít yếu kém nội tại. Tăng trưởng GDP tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng đang có xu hướng chậm lại; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực trạng này, trước hết là do mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp, không còn khả năng duy trì tăng trưởng cao và bền vững.