Truyền thông

Việt Nam hợp tác khai thác dầu khí bền vững ở khu vực biển Đông

P.V 08:02 22/07/2023

Biển Đông được đánh giá là vùng giàu tiềm năng về dầu khí, giá trị khai thác có thể lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Để quá trình khai thác hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang tích cực cùng với các nước trong khu vực hợp tác khai thác nguồn tài nguyên quý giá này một cách biền vững.

Việt Nam có tiềm năng lớn về khai thác dầu khí trên biển Đông

Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, là một trong những biển lớn nhất trên thế giới, trải dài từ bờ biển Việt Nam ở phía Tây đến các đảo Luzon, Palauwan và Borneo ở phía Đông và từ Trung Quốc ở phía Bắc đến Indonesia ở phía Nam. Khu vực biển Đông có hàng trăm đảo nhỏ, bãi đá, bãi cát ngầm là nơi chứa các trữ lượng khổng lồ về các tài nguyên hydrocarbon, đặc biệt là khí tự nhiên. 

0449_8_._tin_vui_.ynh-yyc_hyuvietsovpetro_..jpg
Vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí.

Biển Đông cũng được đánh giá là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính ở biển Đông có 900.000 tỷ feet khối trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, tương đương 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính biển Đông có các trữ lượng dầu và khí tự nhiên chưa khai thác vào khoảng 5-22 tỷ thùng dầu và 2.000-8.200 tỷ m3 khí tự nhiên. 

Hiện nay, hầu hết quốc gia trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển, trong đó, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, và Indonesia là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries - OPEC). Bản đồ của Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS, Mỹ) cho thấy Malaysia là nước có số lượng lô dầu khí thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu trong số các quốc gia quanh Biển Đông, cùng Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia hiện cũng có trên dưới 40 giàn khoan hoạt động, chủ yếu ở vùng Biển Đông.

Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, vùng biển rộng hơn l triệu km2 có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trong đó, các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông; cho phép khai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.

Ngoài ra, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.

Đẩy mạnh hợp tác khai thác dầu khí

Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5-6%, 10-13% GDP cả nước). Những số liệu đó đã cho thấy, vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, ngành dầu khí còn đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển và đối ngoại.

cong-nhan-lam-viec-tren-gian-k-4854-5548-1646735484.jpg
Tập đoàn PVN đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để đảm bảo hoạt động khai thác dầu khí hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, nhất là dầu thô; sản lượng khai thác dầu thô trong nước giảm dần qua các năm; trữ lượng các mỏ hiện hữu đã vào giai đoạn giảm sâu... Để đạt được các mục tiêu phát triển trong thời gian tới, hiện nay, Tập đoàn PVN đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để đảm bảo hoạt động khai thác dầu khí hiệu quả, trong đó, nhấn mạnh vào yếu tố hợp tác quốc tế. PVN cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) là Thái Lan, Brunei và Campuchia thương thảo để xác định vùng khai thác dầu khí chung trên biển.

Cụ thể, vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia đã được thỏa thuận xác định thành vùng khai thác chung giữa PVN với Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) và có sản phẩm dầu khí từ năm 1997, đây là dự án hợp tác thành công bước đầu khi PVN tham gia vào Tiểu ban Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE).

Việt Nam cũng sẽ hợp tác với các Tập đoàn dầu khí khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và triển khai các hoạt động trong 7 lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí gồm thăm dò và khai thác dầu khí; chế biến dầu khí; đường ống dẫn khí giữa các nước ASEAN; thương mại và thị trường sản phẩm dầu khí; công nghệ và dịch vụ dầu khí; hội đồng tư vấn; an toàn và môi trường dầu khí.

Thời gian tới, các dự án đường ống dẫn khí giữa các nước Đông Nam Á đang được các nước khu vực xúc tiến là tuyến đường ống nối tiếp giữa các nước trong khu vực như giữa Việt Nam - Malaysia qua đường ống PM3, các đường ống dẫn khí giữa Thái Lan - Myanmar, Singapore - Indonesia, Singapore - Malaysia… dự kiến sẽ được triển khai. Điều này do hệ thống đường ống dẫn khí giữa các nước Đông Nam Á này hiện nay mới chỉ mang tính "song phương" và sẽ tính đến việc mở rộng kết nối trong tương lai.

Đặc biệt, bản ghi nhớ về dự án đường ống dẫn khí xuyên Đông Nam Á (The Asean Memorandum of Understanding on the Trans – Asean Gas Pipelines) có hiệu lực từ ngày 21/5/2004 đến ngày 21/5/2014. Mới đây các nước thành viên đã ký thỏa thuận ghi nhớ (MOU) gia hạn thời gian hợp tác dự án thêm 10 năm nữa đến năm 2024.

Cùng với đó, vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua Luật dầu khí (sửa đổi), gồm 11 chương 69 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023. Luật Dầu khí 2022 có 10 điểm đã thay đổi bao gồm cả sửa đổi và bổ sung. Liên quan đến các chính sách ưu đãi, Luật đã bổ sung chính sách ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khi thông qua hợp đồng dầu khí nhằm tăng cường thu hút, hợp tác quốc tế đầu tư vào hoạt động dầu khí (các Điều 53 và 54, Chương VI); bổ sung chính sách về khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu nhằm tạo cơ chế đột phá, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước vào thời gian tới (Điều 41, Chương IV và Điều 55, Chương VI).

Những điểm mới này đặt ra kỳ vọng giúp bao quát chặt chẽ hơn, hiện thực hóa công tác triển khai, tăng độ linh hoạt thuận lợi, tương thích với luật quốc tế, tăng tổng vốn đầu tư, khai thác, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ trong tương lai.

Bài liên quan
  • Việt Nam chú trọng phát triển kinh tế Biển Đông
    Biển Đông là cửa ngõ thông ra Thái Bình Dương - đại dương lớn nhất thế giới, là vùng biển có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao thông, giao thương quốc tế và an ninh chiến lược, không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà cả đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn. Chính vì vậy, nơi đây trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Việt Nam hợp tác khai thác dầu khí bền vững ở khu vực biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO