Việt Nam phát triển nguồn nhân lực trên thế mạnh ICT

PV| 28/10/2020 08:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự kiện Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về lao động (SLOM) lần thứ 16 vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện quan chức cấp cao 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN.

Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị với mục tiêu đóng góp, tăng cường hợp tác hơn nữa với các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế có liên quan nhằm triển khai hiệu quả lộ trình thực hiện Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, khẳng định quyết tâm của Việt Nam đã làm tốt việc cập nhật, thực hiện các hoạt động, dự án do Việt Nam chủ trì gồm tiến trình xây dựng, thông qua Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và lộ trình thực hiện.

Phát biểu đại diện đoàn Việt Nam, tại điểm cầu Hà Nội, bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, hoạt động lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm đã được triển khai, hoàn thiện.

Việt Nam phát triển nguồn nhân lực trên thế mạnh ICT - Ảnh 1.

Bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chủ trì Hội nghị đầu cầu Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

SLOM là hoạt thường niên nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các hoạt động thuộc 3 nhóm công tác bao gồm: Nhóm công tác về các điển hình Lao động tiên tiến nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong ASEAN (SLOM-WG); Ủy ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW) và Mạng An toàn vệ sinh lao động ASEAN (ASEAN-OSHNET).

"Việt Nam sẽ tổ chức khóa đào tạo, hội thảo liên quan đến nghiên cứu khu vực về sự thay đổi của quan hệ việc làm trong năm 2021, đồng thời sẽ chia sẻ báo cáo nghiên cứu khu vực về sự thay đổi của bản chất quan hệ việc làm như một tác động của việc sử dụng khoa học công nghệ (ICT)", Vụ trưởngĐức nhấn mạnh.

Tại hội nghị, nhiều nội dung quan trọng đã được thảo luận, thống nhất, trong đó đại diện các nước, Ban Thư ký ASEAN đã thống nhất đưa ra nội dung về Khung khổ phục hồi tổng thể ASEAN và kế hoạch tổng thể thực hiện trong thời gian tới.

Đồng thời đánh giá, ghi nhận sự tích cực của Ban Thư ký ASEAN về tiến độ thực hiện các quyết định của các cuộc họp ASEAN liên quan tới SLOM bao gồm: Hệ thống giám sát dựa trên việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC); Báo cáo đánh giá giữa kỳ ASCC….

Như vậy, việc ban hành Khung khổ phục hồi tổng thể ASEAN là một tích cực được mong đợi, bởi nó góp phần giải quyết, đưa ra các ưu tiên của các cơ quan chuyên ngành thuộc các trụ cột của ASEAN và các bên liên quan bao gồm khu vực tư nhân, các đối tác đối thoại nhằm phối hợp để mở cửa lại nền kinh tế và đóng góp vào việc phục hồi và chủ động thích ứng của ASEAN.

Đặc biệt, qua hội nghị lần này, thông tin về các Tuyên bố của ASEAN đã được thông qua, bao gồm: Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới; Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN; Tuyên bố của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về Tương lai việc làm: Nắm bắt công nghệ cho tăng trưởng bao trùm và bền vững.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam phát triển nguồn nhân lực trên thế mạnh ICT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO