VNPT hai năm liên tiếp đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế

Trọng Thành| 27/05/2020 16:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Diễn đàn Metro Ethernet Forum (MEF) vừa công bố Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam với hai năm liên tiếp đạt được chứng chỉ MEF 3.0, một danh hiệu chất lượng cao nhất lĩnh vực mạng viễn thông quốc tế.

Thương hiệu Việt khẳng định chất lượng quốc tế

Trong thông báo mới đây của MEF, Tập đoàn VNPT là một trong 20 đơn vị viễn thông - công nghệ trên thế giới nhận được chứng chỉ MEF 3.0.

Chứng chỉ MEF 3.0 được coi là một tiêu chuẩn quốc tế cho dịch vụ kết nối trao đổi thông tin Ethernet và được ví như một tấm "thẻ bài" đảm bảo uy tín, năng lực mà nhiều tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới như: Telstra (Australia), AT&T, Verizon (Mỹ), British Telecom (Anh), China Telecom (Trung Quốc)… đặt ra cho đối tác, thành viên viễn thông các nước (đây là một điều kiện để hợp tác, liên kết, hợp doanh).

VNPT - “Cú đúp” hai năm liền đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế - Ảnh 1.

Kênh truyền chuẩn Ethernet của VNPT (Metronet, MegaWan) đã xuất sắc đạt được chứng chỉ MEF 3.0

Trong nhiều sản phẩm dịch vụ của mình, sản phẩm kênh truyền chuẩn Ethernet của VNPT (Metronet, MegaWan) đã xuất sắc đạt được chứng chỉ MEF 3.0.

Dịch vụ Metronet (kênh Layer 2 Ethernet) và MegaWan (kênh Layer 3 Ethernet) là dịch vụ kết nối các mạng như mạng LAN, có khả năng đáp ứng các nhu cầu truy cập, trao đổi thông tin, ứng dụng với dung lượng dữ liệu lớn.

Điểm ưu Việt của dịch vụ này là việc VNPT luôn đảm bảo vận hành trên băng thông rộng lên đến 1Gbps và đường truyền cáp quang kéo trực tiếp tới địa chỉ của khách hàng và có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc trên cùng một đường truyền kết nối các khu công nghiệp, khu thương mại lớn, công viên phần mềm, khu công nghệ cao, khu đô thị mới và khu cao ốc văn phòng… với các điểm tập trung lưu lượng truyền số liệu.

Bên cạnh đó MetroNet còn có khả năng cung cấp tích hợp cho người dùng cùng một lúc với ba loại dịch vụ: Thoại (voice), dữ liệu (data) và hình ảnh (video)...

Đây là năm thứ 2 liên tiếp VNPT đạt chứng chỉ MEF 3.0. Năm ngoái, đơn vị đã vượt qua bài test đánh giá nghiêm ngặt của MEF và nhận chứng chỉ MEF 3.0 cho 7 dịch vụ băng rộng gồm: E-Transit (T E-Line) Release 1; E-Access (A EVPL) Release 1; E-Access (A EPL) Release 1; E-LAN (EVP-LAN) Release 1; E-LAN (EP-LAN) Release 1; E-Line (EVPL) Release 1; E-Line (EPL) Release 1.

Với "Cú đúp" hai năm liền đạt chứng chỉ MEF 3.0, một lần nữa khẳng định chất lượng dịch vụ của VNPT đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần xây dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ viễn thông của Việt Nam đáp ứng xu hướng viễn thông , tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Vượt qua MEF không phải điều dễ dàng

MEF là một liên minh chuyên ngành toàn cầu, nơi tập trung 200 thành viên gồm các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà khai thác hệ thống cáp, nhà sản xuất thiết bị mạng lưới, phần mềm, nhà cung cấp thiết bị bán dẫn và các tổ chức đo kiểm.

Sứ mệnh của MEF là thúc đẩy việc ứng dụng các mạng lưới và dịch vụ Ethernet chuyên nghiệp trên toàn cầu, xây dựng và tạo môi trường cho việc triển khai các tiêu chuẩn mới quốc tế.

Bên cạnh đó, MEF còn là một tổ chức có uy tín chuyên cung cấp các khung lý thuyết và tiêu chuẩn chung cho các nhà cung cấp dịch vụ, đối tác phần cứng trên toàn thế giới, cho phép các thành viên chuyển đổi từ hoạt động với các tiêu chuẩn riêng rẽ sang tiêu chuẩn toàn cầu.

Để được cấp chứng nhận của MEF, VNPT phải tham gia các bài kiểm tra hệ thống nghiêm ngặt, phải đạt các tiêu chí chuẩn hóa quốc tế. Đây là một cuộc "đọ sức" không dễ gì cho các doanh nghiệp viễn thông có thể dễ dàng vượt qua các bài đo kiểm với quy trình, thiết bị hiện đại, chuyên gia hàng đầu về CNVT của MEF giám sát, thực hiện.

Việc VNPT đạt được chứng chỉ MEF 3.0, thực sự không phải là điều dễ dàng bởi kết quả trên dược tạo trên các phiếu của nhiều tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới bình chọn.

Đơn vị tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam.

Có thể nói, với kết quả đạt được này, một lần nữa khẳng định VNPT đã tiến bước vươn xa trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu cao nhất của ngành viễn thông quốc tế, khẳng định vị thế tiên phong trong công cuộc dẫn dắt quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Đánh giá về chất lượng, thành quả VNPT đạt được, ông Nan Chen - Chủ tịch MEF khẳng định: VNPT đã chứng minh được năng lực cung cấp những dịch vụ kết nối chất lượng cao nhất trên thị trường, đồng thời đáp ứng những giải pháp tối ưu hóa cho chuyển đổi số tại Việt Nam.

VNPT - “Cú đúp” hai năm liền đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế - Ảnh 2.

VNPT là đơn vị lọt top 3 doanh nghiệp nhận được nhiều danh hiệu nhất tại Sao Khuê 2020.

Không chỉ nhận giải thưởng sân chơi quốc tế, gần đây nhất VNPT cũng đạt 7 sản phẩm, giải pháp công nghệ và là đơn vị lọt top 3 doanh nghiệp nhận được nhiều danh hiệu nhất tại Sao Khuê 2020.

Với thành tích vượt trội, VNPT thực sự đang nắm trong tay chìa khóa "vàng" mở rộng cánh cửa cho quá trình chuyển đổi của ngành viễn thông – CNTT Việt Nam, đây cũng chính là nền tảng, động lực thực chất để VNPT tiếp tục sáng tạo, cống hiến, xứng đáng với vị thế dẫn đầu đảm bảo tối ưu cho nền kinh tế số phát triển.

Bài liên quan
  • Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng viễn thông Việt Nam
    Quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông là quy định bắt buộc tại Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoạt động quản lý này nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Xây dựng hệ giá trị quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số và kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
    Chuyển đổi số và AI: Được coi là động lực phát triển sản xuất, cải tiến mối quan hệ giữa người dân và công nghệ, giúp tăng cường hiệu quả kinh tế và xã hội.
  • PGS,TS Lê Thanh Bình: Người thầy thắp lửa và truyền lửa cho ngành truyền thông quốc tế và ngoại giao văn hóa
    Từ người lính radar của Quân chủng Phòng không-Không quân, sau đó được cử đi học tập ở Liên Xô và trở về phục vụ đất nước, trong mấy chục năm qua, PGS,TS Lê Thanh Bình đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho công tác ngoại giao văn hóa. Thầy đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực truyền thông và văn hóa đối ngoại cho Học viện Ngoại giao và đất nước.
  • Trí tuệ nhân tạo và bình đẳng giới
    Sự quan tâm đến các công cụ AI tạo sinh đang bùng nổ trên toàn thế giới - nhưng nhân viên nữ đang tụt hậu so với đồng nghiệp nam trong việc sử dụng công nghệ. Điều đó có thể có ý nghĩa lớn không chỉ đối với lộ trình nghề nghiệp của cá nhân mà còn đối với các công ty đang tạo ra và lấp đầy các công việc trong tương lai.
  • Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
    UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
  • CT Semiconductor công bố kế hoạch phát triển nhà máy Thủ Đức
    Ngày 16/11/2024, CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) chính thức công bố kế hoạch phát triển nhà máy CT Semiconductor Thủ Đức, tại sự kiện Lễ hội quốc tế Khoa học công nghệ & đổi mới sáng tạo TP. Thủ Đức lần 1 - Thu Duc Innovation Fest 2024.
Đừng bỏ lỡ
VNPT hai năm liên tiếp đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO