Đẩy mạnh nhận diện và lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ, giúp nâng cao thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm Việt trên thị trường.
Xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số trong hộ gia đình Việt Nam là một trong những mục tiêu phát triển chiến lược của Tập đoàn VNPT, trong đó phải kể đến thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới iGate và bộ giải mã tín hiệu truyền hình, bộ tích hợp truyền thông đa phương tiện SmartBox do VNPT Technology phát triển.
Tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia (ISO-3166), trong đó “.vn” là tên miền cấp cao mã quốc gia dành cho Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với mức tăng trưởng ước tính lên tới 32% trong vòng 5 năm để đạt 39 tỷ USD vào năm 2025. Điều đó sẽ dẫn tới sự bùng nổ của các công nghệ tiếp thị trên môi trường số.
Theo thoả thuận, B-EV Motors sẽ chỉ bán xe điện thông minh VinFast, với mục tiêu mang tới những trải nghiệm dịch vụ và chính sách lần đầu có tại thị trường này.
Không chỉ là đơn vị tiêu biểu luôn nỗ lực, quyết tâm, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch COVID-19, Tập đoàn VNPT mới đây lại được vinh danh thuộc "Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020- 2021".
Thương hiệu nông sản Vĩnh Long đã hiện diện trên Internet đến gần khách hàng cả nước hơn thông qua website chính thức của các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, hợp tác xã địa phương.
Công ty CP Đầu tư thương mại và phát triển công nghệ (FSI) đã đạt 03 giải thưởng ở các lĩnh vực: Cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số (CĐS); cung cấp giải pháp chính phủ điện tử; DN BPO xuất sắc năm 2021 tại Lễ trao giải TOP 10 DN CNTT Việt Nam 2021" (TOP 10 Vietnam ICT Companies 2021) ngày 9/10/2021.
Các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên sàn thương mại điện tử trong năm 2020 và nửa đầu 2021, và tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Vì đâu dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này?..
Đại dịch COVID-19 như một phép thử khắc nghiệt nhất đối với nhân loại kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái, thì dưới sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép”, với những nỗ lực của Chính phủ cùng sự đồng thuận của nhân dân, Việt Nam đã giữ được môi trường ổn định, phát triển kinh tế. Điều đặc biệt quan trọng nhất là hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đã chứng minh được tính ưu việt, vượt qua thách thức và thể hiện sự chống chịu các cú sốc từ rủi ro dịch bệnh bên ngoài.
Một nguồn lực khổng lồ đang được các doanh nghiệp Việt như Vingroup, Viettel, FPT… đổ vào lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với mục tiêu tiên phong, đột phá và chiếm lĩnh thị trường.
Phát triển từ nhà máy từ 1.0 lên 2.0, nhất thiết phải đầu tư nhiều cho yếu tố công nghệ. Khi tăng cấp độ từ nhà máy 2.0 lên 3.0, cần đầu tư cho quy trình. Và từ 3.0 lên 4.0 không thể thiếu việc đầu tư thêm về công nghệ mới, quy trình và con người.
Ngày 09/07/2021, chỉ 2 tháng sau khi phát sóng tập đầu tiên của SharkTank mùa 4, Shark Nguyễn Hoà Bình đã hoàn tất thương vụ đầu tư 500.000 USD vào Coolmate.me, nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến, nhằm tiếp sức cho Startup Việt nhanh chóng phát mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.
Công nghệ thông tin là lĩnh vực toàn cầu hoá, tính cạnh tranh rất cao. Không có chỗ cho những gì là trung bình, hay thậm chí là khá và tốt. Chỉ có sự xuất sắc là tồn tại.