Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Theo đại diện MISA, kết quả triển khai bộ giải pháp văn phòng số MISA AMIS cho các doanh nghiệp cho thấy chuyển đổi số công tác vận hành giúp tiết kiệm 25% chi phí, tăng 47% hiệu suất và 32% lợi nhuận.
Các cơ quan báo chí áp dụng AI cần xây dựng chiến lược và thận trọng xem xét tất cả quy trình công việc để nắm bắt được tất cả những gì mà AI có thể mang lại.
Luật Dữ liệu được thông qua sẽ có tác động sâu rộng đến việc xây dựng chính phủ số, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy các dịch vụ công hoạt động hiệu quả hơn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động chính sách, thủ tục hành chính tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, báo chí truyền thông phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyền thông mới. Do vậy, việc xây dựng tòa soạn hội tụ đang trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí.
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc vừa trao thỏa thuận hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn, bao gồm tuyến đường sắt: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, công tác đối ngoại, luôn được phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh để phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững nền độc lập, tự chủ, hoà bình và ổn định của quốc gia.
Cà Mau xác định Trung tâm IOC phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện tại cũng như định hướng phát triển chung của tỉnh. Trung tâm IOC có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để triển khai các dịch vụ, tiện ích về chuyển đổi số, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhằm cụ thể hóa một số nội dung trong Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Đề án này.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Từ ngày 2-4/12/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về hạ tầng số và công nghệ số của Ngân hàng Thế giới và các nước trong khu vực Châu Á-Đông Âu.
Những năm qua, chính sách xã hội được xây dựng thực hiện khá hiệu quả, việc bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người chính là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng ta được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Cụ thể hóa trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thành phố thông minh chính là dữ liệu. Nhưng dữ liệu không chỉ “đúng, đủ, sạch, sống” mà còn phải liên thông, và sự liên thông không chỉ ở cấp độ từng thành phố mà còn phải mở rộng ra cấp độ quốc gia.