Từ đầu những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã quan tâm đến công nghệ số như một phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Kể từ những năm 2000, Hàn Quốc đã trở thành cường quốc CNTT hàng đầu thế giới. Vào năm 2007, thông qua sáng kiến Broadband IT Korea Vision 2007, chính phủ Hàn Quốc đã dần đưa công nghệ vào cuộc sống của người dân, bằng cách cung cấp quyền truy cập Internet mọi nơi và trên mọi thiết bị. Kế hoạch tổng thể U-City là mô hình ban đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang TPTM.
Các TPTM ở Hàn Quốc hiện đang tăng tốc chuyển đổi số với mục đích đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Hơn nữa, các TPTM của Hàn Quốc đang đáp ứng trạng thái bình thường mới bằng cách tạo ra giá trị dựa trên các dịch vụ lấy người dân làm trung tâm, hoạt động tích hợp và nhanh chóng.
Cụmtừ "TPTM" được Hàn Quốc sử dụng để nóiđến việc tạo ra một cộng đồng đô thị, trong đó công nghệ được lựa chọn, thiết kế và định hình - ngay từ đầu - để mọi người dânlàmchủ cuộc sống của họ. TPTM đang thúc đẩy sự đổi mới, phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ theo phong cách Hàn Quốc.
TPTMcó thể hiểu đơn giản thông qua những gì nhìn thấy tại khuôn viên Siheungcủa trường đại học quốc gia Seoul (SNU), nằmở trung tâm của một trong những TPTM mới của Hàn Quốc.Khibước vàokhuôn viên Siheung, màn hình thiết bị đo nhiệt độsẽ hiển thị thông tin nhiệt độ của bạn. Tại đây, bạn có thể nhìn thấy đường chạythử nghiệmxe tự hành hay một vườn ươm 8 tầng, nơi có hệ thống radar thông minh - một công ty khởi nghiệp cóthể sử dụng radar nàyvới chi phí chỉbằng 20% so với các hệ thống tươngtự để tạo ra khả năng tự hành cấp độ 5 cho phương tiện.
HànQuốc đã có Chương trình phát triển TPTMquốc gia, một sáng kiến về TPTM thành công nhất trên thế giới, phủtới 70 thành phố vào năm 2030, 60% dân số Hàn Quốc vào năm 2040 và thúc đẩy một hệ cácsản phẩm xuất khẩu mới hoàn toàn của Hàn Quốc.
Hàn Quốc cũngsẽ xây dựng ba thành phố vậnhành nhờ hydro vào năm 2030, với thành phố đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động vào năm tới - 30% diện tích đất nước được đặt mục tiêu sử dụng hydro vào năm 2040. Hàn Quốc cũng có kế hoạch phát triển 1,13 triệu xe điện và 200.000 ô tô chạy bằng hydro vào năm 2025.
Hợp tác tạo ra giá trị mạnh mẽ
Chương trình phát triển TPTM quốc gia của Hàn Quốc gồm 3 lớp: triển khai công nghệ, cácứng dụng lấy người dân làm trung tâm và đổi mới hệ sinh thái. Mỗi lớp sẽ có trung bình 26 tổ chức công, tư và đại học tham gia. Tổng cộng có 76 viện nghiên cứu tham gia vào quy trình ba lớpnày.
Người Hàn Quốc cóthói quen đặt 30-40 món ăn trên bàn ăn – trongkhi các quốc gia khác ít hơn và thường có 3-4 món ăn – theođó có thể thấy người Hàn Quốc xem sự đa dạng mạnh là một thế mạnh. Điềunày muốn thể hiện "để mỗi người trong chúng ta có thể tạo ra hương vị của riêng mình" và có vẻ như đó cũng là cách HànQuốc thực hiện những sáng kiến quan trọng khác trong cuộc sống.
Vai trò của các tổ chức chính phủ
Toàn bộ Chương trình TPTMquốc giađược điều hành bởi nhiều cơ quan thuộcchính phủ có thẩm quyền đặc biệt. Quan trọng hơn, tên của các cơ quan thuộcchính phủ dường như tập trung chính xác hơn vào các mục đích trọng tâm củachính phủ: Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải; Bộ Khoa học và CNTT-TT; và Cơ quan Tiến bộ công nghệ cơ sở hạ tầng Hàn Quốc. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, TPTM chỉ do một bộ phụ trách phát triển như Bộ Giao thông Vận tải.
Như một giáo sư SNU đã nhấn mạnh, "làm thế nào để bạn xây dựng cơ sở hạ tầng mà không có đấtđai? Các trường đại học như SNUđược xem một tổchức công quan trọng trong sáng kiến TPTM của Hàn Quốc.
Không phụ thuộc vào ngân sách ít ỏi của khu vực công, trường đại học mới của SNU được tái triển khai để xây dựng một trong những khuôn viên trường đại học hiện đại nhất. Các giáo sư ở Hàn Quốc đãcó những đóng góp tích cực.
Hình thành hệ sinh thái xung quanh các TPTM
Trong chiến lược TPTM, Hàn Quốc không chỉ lấy người dân làm trung tâm, mà còn đang bắt đầu tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh sâu rộng xung quanh các TPTM.
Đây là một phần của chiến lược toàn cầu dài hạn và sẽ hìnhthànhmột ngành xuất khẩu toàndiện cho các công ty chủ chốt của HànQuốcbao gồm: Samsung C&T; Hyundai E&C; Daelim Industrial; GS E&C; Daewoo E&C; POSCO E&C; Cơ khí Hyundai; Lotte E&C; HDC (Công ty Phát triển Hyundai); và Hoban Construction.
Hệsinh thái đặc biệt dựa trên nền tảng lấy người dân làm trung tâm ngày càng phong phú và mạnh mẽ.
Đáp ứng những thách thức lớn
Hàn Quốc có những sáng kiến mạnh mẽ về phát triển TPTM nhưng có một số điểm cần được hoàn thiện trước khi chiến lược TPTM được Hàn Quốc mở rộng ra toàn cầu. Đầu tiên, một lượng lớn dữ liệu mà sáng kiến TPTM của Hàn Quốc sẽ tạo ra và dữ liệu đó phải được thương mại hóa. Một nền tảng cần được tạo ra cho mục đích đó và Hàn Quốc - thị trường nhỏ - cần một đối tác lớn cho nỗ lực đó.
Thứ hai, do sự phụ thuộc vào công dân và dữ liệu của côngdân, làm cách nào Hàn Quốc - hay bất kỳ TPTM nào khác - cho phép công dân kiểm soát dữ liệu của họ? Công nghệ chuỗi khối (blockchain) rõ ràng là giải pháp.
Cuối cùng, tiêu chuẩn hóa là một thách thức to lớn, đòi hỏi sự quantâm ngay lập tức. Mỹ và Hàn Quốc đang "bắt tay" giải quyết vấnđề này cùng nhau.
Giá trị của quyết tâm
Đến thăm Hàn Quốc, mọi người đều cảmnhận được mục đích cũng như sự quyếttâm của ngườidân Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia có GDP bình quân đầu người vào năm 1960 chỉ là 79 USD, và hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ số tiên tiến và khả năng ứng dụng với GDP bình quân đầu người trên 30.000 USD. Vớicơ sở này, Hàn Quốc quyết tâm xây dựng các TPTM mang phong cách Hàn Quốc./.