Chuyển đổi số

Xây dựng TPTM sẽ thúc đẩy chính quyền số thông minh hơn

Minh Thiện 17:43 29/11/2023

Dữ liệu và khai thác hiệu quả dữ liệu là cốt lõi quá trình xây dựng Thành phố thông minh/đô thị thông minh (TPTM/ĐTTM). Hoạt động này cũng góp phần tạo nên một chính quyền số thông minh hơn, quản trị đô thị một cách hiệu quả và bền vững.

Tầm quan trọng của dliệu đối với phát triển TPTM

Ngày 29/11/2023, tại Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức khai mạc Hội nghị “TPTM Việt Nam - Châu Á 2023” diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11/2023.

Mục tiêu của hội nghị là thúc đẩy phát triển các ĐTTM và bền vững, cũng như tạo cơ hội cho ý kiến đóng góp của chuyên gia và doanh nghiệp (DN) vào quá trình xây dựng TP. Hà Nội thông minh.

toan-canh.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị được tổ chức xoay quanh chủ đề quan trọng "Khai thác dữ liệu - Xây dựng TPTM, Phát triển bền vững", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu nhấn mạnh: “Với quan điểm coi khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo (ĐMST) là lực lượng sản xuất, nguồn lực, động lực cơ bản của thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó, chuyển đổi số (CĐS) là khâu đột phá hiệu quả, bền vững và thông minh nhất”.

sy-thanh.jpg
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Hà Nội quyết tâm xây dựng một TP. Hà Nội văn minh, hiện đại

Chủ trương, chính sách phát triển ĐTTM bền vững đã được đưa ra từ tháng 8/2018 tại Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết số 52-NQ/TW năm 2019 và Nghị quyết số 06-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định quyết tâm phát triển ĐTTM bền vững tại Việt Nam. Chủ trương, chính sách đã có, quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất đã có, việc chúng ta cần làm đó là triển khai cho hiệu quả, bền vững.

Qua đó có thể thấy, việc khai thác dữ liệu số, xây dựng TPTM là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mọi cấp chính quyền, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN). Mô hình TPTM bền vững như là chìa khóa mang lại môi trường sống chất lượng, an toàn và tiện ích cho cư dân.

Dữ liệu số có vai trò cốt lõi trong quy hoạch, xây dựng, vận hành TPTM. Chủ đề "Khai thác dữ liệu - Xây dựng TPTM, Phát triển bền vững" được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đặt ra để tìm kiếm câu trả lời cho thách thức lớn mà Thủ đô đang đối mặt.

Ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh sự quan trọng của dữ liệu số, CĐS và công nghệ số trong quá trình phát triển và cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về việc làm thế nào dữ liệu có thể đóng góp vào quá trình xây dựng TPTM và tham khảo các mô hình TPTM trên thế giới.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh quyết tâm xây dựng một TP. Hà Nội văn minh, hiện đại, và xứng đáng là Thủ đô của một đất nước đông dân. Trong đó, vai trò của chính quyền đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ sự phát triển của tổ chức và DN, đồng thời kích thích kinh tế số.

Ông đặt ra các thách thức như: sự cần thiết phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; đô thị hóa và bảo vệ môi trường... Mục tiêu là tạo ra một thành phố phát triển bền vững với mọi tiện ích thông minh và lựa chọn thông minh.

Ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ hy vọng rằng hội nghị mang lại những kinh nghiệm và bài học thực tế, giúp Hà Nội tận dụng tốt cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh, an toàn và bền vững.

Khai thác hiệu quả hạ tầng số để quản trị ĐTTM hơn

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: “Sự kiện năm nay đặc biệt hơn nữa khi TP. Hà Nội đồng tổ chức cùng với VINASA. Điều này cho thấy được quyết tâm rất lớn của Lãnh đạo TP. Hà Nội trong việc xây dựng Thủ đô hiện đại, phục vụ tốt hơn nữa cho người dân, DN trên địa bàn thành phố”.

Thứ trưởng khẳng định, phát triển ĐTTM là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy, cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ. Phát triển ĐTTM chính là thực hiện CĐS trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,...

huy-dung.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: phát triển ĐTTM là một quá trình liên tục và lâu dài.

Phát triển ĐTTM chính là xây dựng một phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, hiệu quả dựa trên việc ứng dụng các công nghệ có tính đổi mới, sáng tạo, không phải một tập hợp rời rạc các hệ thống, ứng dụng của các cơ quan chuyên môn do các vấn đề trong đô thị có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Một hạ tầng thông tin mạnh, thống nhất và an toàn là nền tảng để xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong không gian đô thị.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết thêm: “Trong thời gian tới, Bộ TTTT phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí ĐTTM bền vững Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng một hướng dẫn chung về việc xây dựng, phát triển và đánh giá mức độ trưởng thành của ĐTTM, tạo sự thống nhất về nhận thức chung trong việc phát triển ĐTTM gắn với Chương trình chuyển đổi số quốc gia”.

Hà Nội cần trở thành tâm điểm của TPTM

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh CĐS và đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, ông Trương Gia Bình, tin rằng Hà Nội sẽ là điểm sáng nhất trong hệ sinh thái về chip và trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông đề xuất Hà Nội cần có cơ chế đặc thù để thu hút tài năng trong và ngoài nước, đồng lòng gánh vác sứ mệnh lớn này. Ông nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Hà Nội trong chuyển đổi xanh và CĐS, đặt ra yêu cầu về sự đầu tiên trong các lĩnh vực chính như phần cứng, phần mềm và nhân lực.

Từ góc tiếp cận đó, dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng sẵn có cũng như đặc thù của từng đô thị tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần có một lộ trình thông minh hóa và phát triển đô thị bền vững, có sức chống chịu cao, gắn việc quản lý, quản trị với việc xây dựng hạ tầng dữ liệu để kết nối liên thông và khai thác hiệu quả.

trien-lam3.jpg
trien-lam1.jpg
Các đại biểu tham quan một số gian triển lãm sản phẩm, giải pháp số, phát triển TPTM

Nhiều kinh nghiệm hợp tác khai thác dữ liệu số, cơ chế thực thi của các đô thị như Jakata - Indonesia, Huế, Đà Nẵng, cũng như từ các đơn vị tư vấn triển khai như: Viettel, VNPT, FPT... đã được chia sẻ.

Rất nhiều các nền tảng, giải pháp thông minh đã được các chuyên gia, lãnh đạo trong nước và quốc tế giới thiệu tại hội nghị như: nền tảng cloud, giải pháp 5G, sản phẩm AIoT, trợ lý ảo, AI trong y tế, giao thông, di chuyển thông minh đã được giới thiệu.

Hội nghị được phân thành 3 chuyên đề chính: Chính quyền, Người dân và DN; Công nghệ, Kết nối và Dữ liệu; Hợp tác và Phát triển. Các chuyên đề này đề cập đến các khía cạnh quan trọng của mô hình TPTM và đề xuất giải pháp cho sự hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, giữa đô thị hóa và bảo vệ môi trường.

Ngoài các chuyên đề chính, hội nghị còn đồng hành với nhiều hoạt động bên lề nhằm kết nối cộng đồng, bao gồm hoạt động Business Matching - tạo cơ hội kết nối cung cầu chuyển đổi số và triển lãm giới thiệu các giải pháp cho Thành phố Thông minh.

Hội nghị TPTM Việt Nam - Châu Á 2023 không chỉ là một sự kiện quan trọng mà còn là cơ hội để Hà Nội và cả nước thảo luận, chia sẻ và học hỏi về cách xây dựng các TPTM, bền vững trong thời đại công nghệ ngày nay. Chủ đề về khai thác dữ liệu được coi là một bước quan trọng để định hình tương lai của Thủ đô và tạo ra một cộng đồng thông minh, sáng tạo và tiến bộ.

Nhờ đó, chính quyền số sẽ ngày càng thông minh hơn, hiệu quả hơn từ giải pháp đồng bộ của TPTM. Thông qua hội nghị sẽ cung cấp những góc nhìn mới cho các tỉnh thành trên cả nước, các chuyên gia, doanh nghiệp để hướng dẫn quá trình xây dựng TPTM và phát triển bền vững./.

Bài liên quan
  • Thành phố thông minh về rác thải - Cách tiếp cận SDG của Liên Hợp Quốc
    Quản lý chất thải là một phần thiết yếu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là rác thải nhựa. Việc đảm bảo thu gom và xử lý chất thải hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và khả năng sống nói chung là vấn đề vô cùng quan trọng của các quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng TPTM sẽ thúc đẩy chính quyền số thông minh hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO