Xử lý "rác" trên mạng viễn thông hiện trạng và khuyến nghị

TS. Lê Minh Toàn, TS. Dương Hải Hà| 09/10/2020 11:39
Theo dõi ICTVietnam trên

“SIM rác”, “Cuộc gọi rác”, “tin nhắn rác”, “thư điện tử rác” là những cụm từ đã trở nên hết sức quen thuộc đối với người sử dụng mạng viễn thông tại Việt Nam. Thống kê từ Bộ TT&TT, tổng số thuê bao di động toàn quốc tính đến tháng 7/2020 giảm 8 triệu (6%) so với tháng 6/2019 (từ 133,7 triệu xuống còn 125,7 triệu).

Từ tháng 6/2019 đến nay, Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động rà soát, xử lý những SIM có dấu hiệu nghi ngờ là SIM kích hoạt sẵn còn tồn tại trên kênh phân phối và các nhà mạng đã xử lý như: cập nhật lại thông tin, khóa 2 chiều, thu hồi về kho số hơn 21 triệu SIM. Tính riêng trong tháng 7/2020, hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang thí điểm tại Viettel đã phát hiện tầm 49 triệu cuộc gọi nghi ngờ cuộc gọi rác, ảnh hưởng đến khoảng 18 triệu khách hàng. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/10/2020 được các nhà mạng và người sử dụng dịch vụ viễn thông kỳ vọng là sẽ giải quyết được núi "rác" đang tồn tại trên mạng viễn thông.

Hin trng rác trên mng vin thông ti Vit Nam

Theo số liệu thống kê trong 3 năm gần đây từ phía các cơ quan chức năng, doanh nghiệp viễn thông (DNVT) và chính bản thân người sử dụng các dịch vụ viễn thông (NSDDVVT)/người tiêu dùng (NTD) cho thấy tình trạng cuộc gọi và tin nhắn rác vẫn đang hoành hành với mức độ gia tăng và phương thức ngày càng tinh vi hơn. Cụ thể:

Năm 2018: Theo thống kê của VNCert, có 56.941 lượt phản ánh tin nhắn rác, giảm 37.3% so với năm 2017. Trong đó, lượng phản ánh theo từng nhà mạng như sau: Vinaphone là 25.842 lượt (chiếm 45.4%), tăng khoảng 11.9% so với năm 2017; MobiFone là 11.665 lượt (20,5%), giảm 76,7% so với năm 2017; Viettel là 14.071 lượt (24,7%), tăng 0,4% so với năm 2017; Vietnamobile là 2.667 lượt (4,7%), tăng 11,17% so với năm 2017; G-Mobile là 195 lượt (0,3%), giảm 0,27% so với năm 2017.

Xử lý

Việc giảm mạnh lượng tin nhắn rác trong năm 2018 được đánh giá xuất phát từ nhiều chính sách của cơ quan quản lý cũng như các biện pháp kỹ thuật của các nhà mạng như: Giới hạn trần khuyến mãi cho thuê bao trả trước chỉ còn 20%, siết chặt quản lý thông tin thuê bao di động trả trước và SIM khuyến mãi… Các nhà mạng cũng áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới, có cả ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận biết và ngăn chặn tin nhắn rác.

Năm 2019: Theo Bộ TT&TT, sau thời gian dài triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, tình trạng tin nhắn rác, SIM rác đã có nhiều chuyển biến tích cực với khoảng 6,8 triệu SIM nghi vấn có thông tin không chính xác đang lưu thông (chiến <5% tổng số thuê bao đang hoạt động và giảm 17 triệu so với thời điểm tháng 10/2018). Số lượt phản ánh tin nhắn rác giảm 90%.

Năm 2020: Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng kết nối trực tiếp cơ sở dữ liệu đăng ký thông tin thuê bao với Cục Viễn thông. Bên cạnh đó, xây dựng và áp dụng các tiêu chí ngăn chặn hoạt động nghi ngờ trên kênh phân phối như không cho kích hoạt vào ban đêm, kích hoạt tần suất lớn quá 1 thuê bao/phút, 100 thuê bao/ngày, đăng ký quá 3 thuê bao/1 số giấy tờ.

Các nhà mạng cũng triển khai công cụ nhận dạng trùng khớp ảnh chụp chân dung và ảnh giấy tờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn bộ kênh phân phối nhằm ngăn chặn việc sử dụng giấy tờ không hợp lệ, dùng ảnh thay cho việc chụp người thật… Qua đó, hạn chế số lượng SIM kích hoạt mới trung bình hàng ngày giảm 67% so với giai đoạn trước tháng 6/2019. Theo số liệu thống kê, tháng 7/2020 tổng số thuê bao di động toàn quốc giảm 8 triệu (6%) so với tháng 6/2019 (từ 133,7 triệu xuống còn 125,7 triệu). Từ tháng 6/2019 đến nay, Bộ TT&TT đã yêu cầu các DNVTDĐ rà soát, xử lý những SIM có dấu hiệu nghi ngờ là SIM kích hoạt sẵn còn tồn tại trên kênh phân phối. Đến nay, các nhà mạng đã xử lý như cập nhật lại thông tin, khóa 2 chiều, thu hồi về kho số hơn 21 triệu SIM.

Từ tháng 6/2020, Viettel, VinaPhone và MobiFone đã ra thông báo về việc dừng bán bộ hòa mạng (KIT) tại các đại lý ủy quyền và dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý này thay vào đó các DNVT sẽ tập trung bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao tại các các điểm cung cấp dịch vụ (cố định, lưu động) của chính nhà mạng. Viettel tiến hành chặn cuộc gọi rác từ 1/7/2020, VNPT và MobiFone thực hiện từ ngày 1/8/2020 và các doanh nghiệp viễn thông còn lại triển khai từ 1/10/2020.

Tính riêng trong tháng 7/2020, hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang thí điểm tại Viettel đã phát hiện tầm 49 triệu cuộc gọi nghi ngờ cuộc gọi rác, ảnh hưởng đến khoảng 18 triệu khách hàng. Các cuộc gọi rác tập trung nhiều nhất vào dịch vụ rao bán nhà đất, căn hộ, condotel, mời mua bảo hiểm, dịch vụ tài chính, học tiếng Anh, games cờ bạc, làm bằng cấp giả. Đặc biệt đã xuất hiện hình thức gọi quảng cáo tự động được ghi âm sẵn (Robocall), các cuộc gọi lừa đảo từ nước ngoài dùng trí tuệ nhân tạo (AI) ghép từ và câu để tạo ra đoạn hội thoại hoàn chỉnh nhằm lừa đảo trúng thưởng, hàng hoá gửi về từ nước ngoài hay doạ nạt người nghe về các rắc rối liên quan đến luật pháp nhằm dụ nạn nhân chuyển tiền qua ngân hàng….

Khung pháp lý và các gii pháp k thut nhm kim soát, ngăn chn

Hiện Việt Nam đã có một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh nhằm bảo vệ quyền lợi NSDDVVT trước vẫn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác như Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Luật Viễn thông, Luật CNTT, Luật Giao dịch điện tử, Luật Quảng cáo, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác, Nghị định số 77/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP và các hướng dẫn thi hành. Cụ thể hơn:

Luật Bảo về quyền lợi NTD: Khoản 4 Điều 3 quy định: "Quấy rối người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng".

Tương tự, Khoản 2 Điều 10 quy định: "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng".

Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/10/2020 (thay thế các Nghị định 90/2008 và 77/2012), NSD có quyền chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác về hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ TT&TT (Cục ATTT) hoặc của DNVT; từ chối nhận quảng cáo; và phối hợp với các bên trong việc chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nghị định phân biệt rõ các hành vi vi phạm và các yêu cầu phải tuân thủ khi gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện.

Các giải pháp kỹ thuật nhằm chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác: Theo Nghị định 91, các giải pháp kỹ thuật nhằm chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác được quy định rõ ràng như: Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại; Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác...

Nghị định 91 cũng quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong việc chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Trách nhiệm này cũng được cụ thể hóa đối với từng đối tượng tổ chức, doanh nghiệp có liên quan: Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; Trách nhiệm của Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử; Trách nhiệm của Người quảng cáo.

Tăng cường mức xử phạt vi phạm hành chính: Cùng với Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Tần số Vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử (có hiệu lực thi hành vào ngày 15/4/2020), Nghị định 91 đã nâng và bổ sung thêm mức xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm liên quan đến chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Tùy từng loại và từng mức độ của hành vi vi phạm, được quy định rất cụ thể, mà các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt từ 5 triệu đồng đến 170 triệu đồng.

Kinh nghim quc tế trong x lý cuc gi và tin nhn rác

Mỹ:

Theo Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng Điện thoại, Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ (FCC) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp NTD ngừng các cuộc gọi, tin nhắn văn bản và fax không mong muốn (bao gồm các cuộc gọi người máy tự động - robocall và tiếp thị qua điện thoại).

Theo đó, bất cứ ai gọi điện thoại mời chào đến NTD đều phải cung cấp tên của người đó, tên của DN hoặc người đại diện theo pháp luật của DN, số điện thoại và địa chỉ để có thể liên lạc theo các quy định của FCC. Các cuộc gọi mời chào tới nhà NTD bị cấm từ trước 8 giờ sáng hoặc sau 9 giờ tối, và những người tiếp thị qua điện thoại được yêu cầu phải tuân thủ ngay lập tức các yêu cầu không - gọi mà NTD nêu ra trong một cuộc gọi.

Ngày 16/11/2017, FCC đã thông qua các quy định cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thoại được chủ động ngăn chặn các dạng cuộc gọi rô bốt (robocall) nhất định mà nhiều khả năng là gian lận, bởi vì chúng đến từ các kiểu số điện thoại nhất định, bao gồm các số mà không, hay không thể thực hiện các cuộc gọi đi. Ví dụ như đối tượng/nghi phạm đã sử dụng các số điện thoại của Sở Thuế vụ (IRS) vốn không quay số ra ngoài để mạo nhận là cơ quan thuế, thông báo với người trả lời cuộc gọi rằng chúng đang gọi để thu tiền thiếu nợ chính phủ Hoa Kỳ. Những cuộc gọi như vậy có vẻ là hợp pháp đối với những người nhận được chúng và có thể dẫn đến gian lận hay trộm cắp danh tính.

Các nhà cung cấp dịch vụ giờ đây có thể ngăn chặn các cuộc gọi như vậy, cũng như là các cuộc gọi từ các số không hợp lệ, như là các cuộc gọi với mã vùng không tồn tại, từ các số chưa được cấp cho một nhà cung cấp, và từ các số đã được phân bổ cho một nhà cung cấp nhưng hiện tại không được sử dụng (Bảng 1).

Xử lý

NTD còn có thể: (i) Yêu cầu công ty điện thoại của mình cung cấp công nghệ chặn (đã được FCC đã phê duyệt về mặt pháp lý). Công nghệ này thường giúp cho công ty biết số nào đang tạo ra các cuộc gọi không mong muốn để họ có thể giúp NTD và những người khác chặn các cuộc gọi ấy; (ii) Nói cho những người gọi không mong muốn rằng NTD không đồng ý nhận cuộc gọi, ghi lại số điện thoại và khi NTD yêu cầu không được gọi cho mình hãy cho những người gọi biết số điện thoại đó; (iii) NTD có thể gửi khiếu nại đến FCC.

Danh sách Không Được Gọi quốc gia (Do Not Call) bảo vệ các số điện thoại (cố định và di động). NTD có thể đăng ký các số điện thoại của mình vào danh sách Không Được Gọi quốc gia qua điện thoại hoặc qua Internet (www. donotcall.gov) miễn phí. Người gọi không được gọi điện mời chào đến bất kỳ số nào trong danh sách Không Được Gọi. Các số điện thoại của NTD sẽ vẫn nằm trong danh sách cho đến khi NTD xóa chúng hoặc ngừng dịch vụ - không cần phải đăng ký lại các số điện thoại. Các nhà tiếp thị từ xa phải xóa các số điện thoại của NTD khỏi các danh sách cuộc gọi của họ và ngừng gọi cho NTD trong vòng 31 ngày kể từ ngày NTD đăng ký (Bảng 2).

Xử lý

Bảng 2: Quy trình 3 bước hướng dẫn NTD đăng ký vào danh sách Không được gọi (Do Not Call) Nguồn: FTC www.donotcall.gov

Đối với các cuộc gọi không hiện thông tin của người gọi (Caller ID) hay còn gọi là cuộc gọi kiểu Spoofing (giả mạo), Luật pháp Hoa Kỳ và các quy tắc FCC cấm hầu hết các cuộc gọi spoofing. NTD được khuyến nghị cẩn thận khi trả lời bất kỳ yêu cầu thông tin nhận dạng cá nhân nào (số tài khoản, số An sinh Xã hội, mật khẩu hoặc thông tin nhận dạng khác); dừng cuộc gọi và gọi cho số điện thoại trên bản sao kê trong danh bạ điện thoại hoặc trên trang web của công ty hoặc cơ quan chính phủ để xác minh tính xác thực của yêu cầu. Bất kỳ ai spoofing bất hợp pháp đều có thể phải chịu phạt tối đa 10.000 USD cho mỗi vi phạm…

Với các quảng cáo gửi đến các email và tin nhắn gửi vào điện thoại di động và các thiết bị di động khác – thường được gọi là "rác" (spam), các quy tắc của FCC cấm gửi các tin nhắn văn bản vào điện thoại di động trừ khi NTD đã đồng ý trước đó nhận tin nhắn hoặc tin nhắn được gửi vì các mục đích khẩn cấp. Lệnh cấm áp dụng ngay cả khi NTD đăng ký số điện thoại di động của mình vào danh sách Do Not Call. NTD có thể gửi khiếu nại đến FCC nếu nhận được email hoặc tin nhắn "rác". Mặc dù luật không cấm, hầu hết các email thương mại và tin nhắn không mời chào đều phải bao gồm ba yếu tố:

- Nội dung trung thực và có liên quan về người đang gửi tin nhắn, chủ đề là gì và địa chỉ thực của nhà tiếp thị.

- Một phương pháp để "hủy đăng ký" nhận spam trong tương lai.

- Tuân thủ một loạt các quy định về " hành vi gửi tin" để giúp người tiêu dùng được thông tin và bảo vệ, chẳng hạn như bao gồm ít nhất một câu văn bản và tiêu đề hợp lệ trong mỗi email.

Úc (Australia):

Việc ngăn chặn và kiểm soát các cuộc gọi và tin nhắn rác tại Úc được quy định không chỉ trong các đạo luật về Viễn thông (1997) hay Đạo luật về quyền riêng tư (1988) và các hướng dẫn thi hành, mà Nghị viện nước này còn thông qua riêng một Đạo luật về Đăng ký danh sách không được gọi năm 2006 (Do Not Call Register Act 2006) và các hướng dẫn thi hành.

Cơ quan quản lý Truyền thông và Viễn thông Úc (Australian Communications and Media Authority -ACMA) chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý các khiếu nại liên quan đến vấn đề này (cùng với các cơ quan quản lý về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi NTD). Việc đăng ký vào danh sách Do Not Call được xem như là một dịch vụ phổ biến tại Úc nhằm ngăn chặn và kiểm soát các cuộc gọi và tin nhắn rác. Hiện có hơn 12 triệu thuê bao đã đăng ký vào danh sách Không được gọi (Do Not Call). Nếu như giai đoạn 2012-2013, đã có hơn 1,25 tỷ cuộc gọi được giải quyết và xử lý do vi phạm danh sách này thì giai đoạn 2019-2020, chỉ còn 660 triệu cuộc gọi bị báo cáo vi phạm danh sách donotcall tại Úc (Hình 3).

Xử lý

Cùng với danh sách Do Not Call, các quy định nằm trong Bộ tiêu chuẩn ngành viễn thông về các cuộc gọi bán hàng và nghiên cứu thị trường năm 2017 đã quy định các vấn đề như sau, nhằm kiểm soát cuộc gọi và tin nhắn rác bắt buộc những người gửi, gọi phải tuân thủ:

Xử lý

Khuyến ngh hướng x lý cuc gi và tin nhn rác ti Vit Nam

Với thực trạng phát tán tin nhắn rác và cuộc gọi rác như hiện nay, có thể thấy rằng các quy định pháp lý hiện hành chưa phát huy hiệu quả nếu như tình trạng "người người, nhà nhà" cùng vi phạm như hiện nay. Từ kinh nghiệm triển khai ở một số nước đã giới thiệu ở trên, cần thiết phải có một sự thay đổi toàn diện vấn đề này từ cả môi trường pháp lý và thực thi tại Việt Nam. Cụ thể là:

Thứ nhất, Bộ TT&TT cần thiết phải xây dựng, báo cáo lên Chính phủ để trình lên Quốc hội thông qua một đạo luật riêng về kiểm soát vấn đề tin nhắn và cuộc gọi rác. Bởi lẽ các quy định phòng, chống hiện nay mới chỉ dừng ở mức Nghị định của Chính phủ là chưa đủ mạnh khiến cho các chủ thể vi phạm biết phải tuân thủ. Một đạo luật về vấn đề này cần điều chỉnh cả 3 nội dung là: Cuộc gọi rác, Tin nhắn rác, Thư rác. Việc ban hành cũng giải quyết những bất cập giữa các văn bản hiện nay cùng điều chỉnh về vấn đề này nhưng không đủ, không có quy định, thiếu (Luật Bảo vệ Quyền lợi NTD, Luật VT, Luật CNTT, Luật cạnh tranh, Luật Quảng cáo...). Các kinh nghiệm của Mỹ và Úc trong xây dựng Luật là các khuyến nghị tốt cho quá trình xây dựng Đạo luật như thế này.

Thứ hai, Nghị định 91 có hiệu lực thi hành từ 1/10/2020, do vậy, đề xuất Bộ TT&TT (Cục ATTT) cần phải xây dựng và triển khai ngay hệ thống đăng ký danh sách Không được gọi (Do Not Call) với tên miền quốc gia (ví dụ: www.donotcall.gov. vn hoặc www.danhsachkhongquangcao.gov.vn) hoặc xây dựng App về Danh sách không được gọi để giúp NTD có thể đăng ký số điện thoại (cả cố định, di động, máy fax) để giúp họ loại bỏ, ngăn chặn các cuộc gọi và tin nhắn rác. Các DN kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, khảo sát thị trường cũng như nhân viên của họ cũng được đăng ký và phải tuân thủ triệt để vấn đề liên quan đến các quy định về gọi điện, gửi tin nhắn quảng cáo. Bộ TT&TT (Cục ATTT) cũng phải tham gia tích cực và khách quan vào quá trình giải quyết khiếu nại của NTD cùng với Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) theo Luật cạnh tranh 2018.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm với không chỉ DNVT, DNCCDVND, mà còn các DN có các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, nghiên cứu thị trường có sử dụng dịch vụ viễn thông để quảng cáo đến NTD. Kiến nghị tăng mức xử phạt, thậm chí rút giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động với tổ chức, cá nhân vi phạm. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật hình sự để xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác thay vì chỉ kiến nghị xử lý theo như tội danh làm giả giấy tờ cá nhân, tổ chức như hiện nay.

Các DNVT cũng cần tích cực và chủ động phối hợp triển khai các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ để ngăn chặn cuộc gọi và tin nhắn rác và xem đây như là trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của họ trước quyền lợi NTD. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các DNCCDVND vi phạm pháp luật về quảng cáo và gửi tin nhắn rác.

Tài liệu tham khảo

1. Văn bản pháp luật: Luật Viễn thông, Luật CNTT, Luật ATTT, Luật GDĐT, Luật BVQLNTD, Luật Cạnh tranh, Nghị định 91/2020/NĐ-CP; Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ….

2. Website: Bộ TT&TT www.mic.gov.vn; Cục Viễn thông www.vnta.gov.vn; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam www.vncert.gov.vn; Cục ATTT www.ais.gov.vn

3. Website: Uỷ ban Thương mại Liên Bang Mỹ - Federal Trade Commission (FTC) www.donotcall.gov; Cơ quan Quản lý Viễn thông và Truyền thông Úc - Australian Communications and Media Authority (ACMA) www.donotcall.gov.au;

4. Các số liệu thống kê trên các báo: Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ; VietnamNET; Thời Báo Kinh tế Sài Gòn.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 11+12 tháng 9/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Xử lý "rác" trên mạng viễn thông hiện trạng và khuyến nghị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO