Xuất siêu hàng hóa trong 11 tháng năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD

HA| 29/11/2022 09:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%.

Trong tháng 11/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 57,58 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính cả 11 tháng năm 2022 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính đạt 673,82 tỷ USD. Kết quả này tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 342,21 tỷ USD và nhập khẩu ước đạt 331,61 tỷ USD, đạt mức tăng lần lượt là 13,4% và 10,1%.

Kết quả trên cho thấy mức xuất siêu hàng hóa trong 11 tháng năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD, tăng so với kết quả 0,6 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Về nhập siêu, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 27,97 tỷ USD. Ngoài ra, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,57 tỷ USD.

Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%.

Trong 11 tháng năm 2022, với kim ngạch ước đạt 101,5 tỷ USD Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, hàng hóa Việt Nam đạt mức xuất siêu sang châu Âu là 29,4 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước. Mức nhập siêu từ Trung Quốc là 56,9 tỷ USD, tăng 14,1%; nhập siêu từ Hàn Quốc là 35,7 tỷ USD, tăng 16,1%; Việt Nam cũng nhập siêu hàng hóa từ các nước ASEAN là 12,2 tỷ USD trong 11 tháng năm 2022, tăng 9,4%.

Để thúc đẩy xuất khẩu trong tháng cuối năm, Bộ Công Thương sẽ triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, nhằm mục đích đảm bảo cán cân thương mại hài hoà, bền vững. 

Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết cần được đẩy mạnh khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho kim ngạch xuất nhập khẩu. Vai trò và nhiệm vụ kết nối, xúc tiến thương mại của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẽ được đẩy mạnh để ngày càng mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Triển khai các biện pháp thúc đẩy mang lại thuận lợi cho các hoạt động thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; đồng thời tháo gỡ các rào cản để hàng hóa, sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường mới. Bộ Công Thương cũng sẽ cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam: một trong số ít quốc gia có năng lực sản xuất tấm tấm bán dẫn
    Mới đây, hơn 100 công ty từ Úc và Việt Nam đã hội tụ tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Xanh tại TP. Hồ Chí Minh để thảo luận về năng lượng xanh, công nghệ, giáo dục và tài chính.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Xuất siêu hàng hóa trong 11 tháng năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO