3 lĩnh vực công nghệ chống suy thoái hàng đầu ở Đông Nam Á

Hoàng Linh| 03/09/2022 08:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nhiều nhà đầu tư hiện đang cố gắng thiết lập nơi để đầu tư và tích cực tìm kiếm các ngành chống suy thoái ở châu Á cũng như các khu vực khác.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ có một cuộc suy thoái vào năm 2023, khi Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva tuyên bố: "Sẽ là một năm 2022 khó khăn, nhưng thậm chí có thể là một năm 2023 khó khăn hơn".

Mặc dù không có ngành/lĩnh vực chống suy thoái nào tồn tại, nhưng có một số ngành có khả năng chống chịu cao hơn và có nhu cầu cao hơn bất kể tình trạng hỗn loạn tài chính trong nước hay toàn cầu. Dưới đây là ba lĩnh vực được đánh giá là có khả năng chống suy thoái hàng đầu ở Đông Nam Á và đáp ứng khởi nghiệp, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong khu vực.

Các yếu tố đang dẫn thế giới vào suy thoái

Thay vì những dự báo lạc quan về sự kết thúc của đại dịch thế giới và sự hồi sinh được mong đợi của nền kinh tế toàn cầu, quý đầu tiên của năm 2022 lại bị ảnh hưởng bởi lạm phát gia tăng, các giãn cách do COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine.

Hầu hết các thị trường tài chính đều bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực này. Dù có vị thế quan trọng, các quốc gia Đông Nam Á không tránh khỏi những bất ổn chính trị, chiến tranh và địa kinh tế từ các khu vực khác trên thế giới.

Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ du lịch đã phải vật lộn trong thời kỳ đại dịch, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành công nghiệp và dân số nói chung. Năm 2019, du lịch đóng góp khoảng 1/3 GDP 2019 của Campuchia, khoảng  21,9% của Thái Lan. Việc tăng giá năng lượng trên toàn cầu đã khiến chi phí trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và sản xuất tăng cao, đe dọa đến an ninh việc làm và các khoản đầu tư.

Theo các nhà kinh tế, một trong những cách tốt nhất để những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất việc làm có thể vượt qua điều này là chuyển đổi nghề nghiệp sang một ngành thuộc lĩnh vực có nhu cầu cao như y tế, công nghệ giáo dục (edtech) hoặc an ninh mạng.

Công nghệ y tế

Công nghệ y tế (healthtech) là ngành phát triển nhanh nhất trong bối cảnh khởi nghiệp đổi mới và công nghệ. Lĩnh vực này bao gồm bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào có thể được phân phối hoặc tiêu thụ bên ngoài bệnh viện hoặc văn phòng bác sĩ và bao gồm phần mềm quản lý bệnh viện và phòng khám.

Lĩnh vực công nghệ chăm sóc sức khỏe (CSSK) đang bùng nổ ở Đông Nam Á, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) trong khu vực đi đầu trong các dịch vụ CSSK dựa trên Internet. Do dân số ngày càng hiểu biết về công nghệ và tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng, Singapore và Indonesia hiện đang dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghệ y tế.

Đại dịch toàn cầu cho thấy sự cần thiết của việc số hóa hơn nữa hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực CSSK, vốn vừa là tuyến phòng thủ cuối cùng, vừa là tuyến đầu rất mong manh. Giảm số giờ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bằng cách sử dụng các dịch vụ CSSK kỹ thuật số được chứng minh là rất quan trọng để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống bệnh viện và bảo vệ bệnh nhân và nhân viên y tế khỏi COVID-19.

Các ứng dụng của công nghệ rất rộng rãi và bao gồm y tế từ xa (telehealth), số hoá trong chẩn đoán, xét nghiệm, tư vấn, cung cấp thông tin và tổ chức cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Vẫn còn nhiều cơ hội và phạm vi cho sự phát triển của ngành dịch vụ y tế còn khá non trẻ này. Thị trường y tế số toàn cầu dự báo sẽ đạt giá trị 660 tỷ USD vào năm 2025, đây là một lĩnh vực rất được săn đón về việc làm và là cơ hội đầu tư khôn ngoan cho những người muốn kiếm tiền.

Công nghệ giáo dục (edtech)

Do tình trạng giãn cách và không gian giới hạn của các lớp học tại nhà trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhiều cơ sở giáo dục và doanh nghiệp buộc phải áp dụng những cách thức mới để thực hiện các chương trình học tập và giáo dục, điều này đã làm tăng sức hấp dẫn của edtech.

Khu vực ASEAN có tiềm năng to lớn cho các công ty edtech và startup do dân số tương đối trẻ và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn tài nguyên số theo ý của họ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số ở Đông Nam Á vào khoảng 681 triệu người, khu vực này là một thị trường rộng lớn, hầu như chưa được khai thác cho bất kỳ startup công nghệ nào muốn trở thành một công ty edtech.

An ninh mạng

Mọi công ty trên thế giới đều có thể bị ảnh hưởng bởi tội phạm mạng khiến an ninh mạng trở thành nhu cầu cơ bản của mọi startup. Báo cáo Rủi ro toàn cầu từ năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)  (World Economic Forum Global Risks 2015) đã xếp các cuộc tấn công mạng cùng với thất nghiệp và biến đổi khí hậu là một trong những rủi ro dài hạn hàng đầu và quan trọng nhất trên toàn thế giới.

Theo khảo sát khu vực gần đây của Fortinet, "Báo cáo khoảng cách kỹ năng an ninh mạng năm 2022" (2022 Cybersecurity Skills Gap) thu thập ý kiến từ 110 nhân viên cấp công ty ở Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Hồng Kông, 72% tổ chức cho biết gặp nhiều hơn một vấn đề về sự cố bảo mật, trong khi 41% cho biết xâm phạm bảo mật khiến họ thiệt hại hơn 1 triệu USD. Thật không may, lĩnh vực công nghệ này cũng thiếu kỹ năng trầm trọng.

Những người đang cân nhắc đầu tư sẽ là khôn ngoan khi tập trung vào các ngành chống suy thoái kinh tế hơn ở Đông Nam Á và chuẩn bị cho cuộc suy thoái năm 2023 có thể sẽ xảy ra. Bằng cách đầu tư cho các ngành có khả năng chống suy thoái, bền vững hơn này ở châu Á và toàn cầu, các nhà đầu tư và startup công nghệ có cơ hội sống sót qua thời kỳ suy thoái kinh tế hiện tại và thậm chí có thể phát triển mạnh.

Mặc dù không có các ngành chống suy thoái hoàn toàn, nhưng các lĩnh vực như công nghệ y tế, công nghệ giáo dục và an ninh mạng có nhiều khả năng mang lại lợi tức đầu tư cao hơn vì chúng ngày càng cần thiết trong thế giới số hóa nhanh chóng của chúng ta./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
3 lĩnh vực công nghệ chống suy thoái hàng đầu ở Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO