63/63 địa phương đã triển khai thực hiện việc liên thông các TTHC

PV| 09/11/2020 20:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, việc liên thông thủ tục hành chính (TTHC) giúp người dân chỉ cần đến một nơi là UBND xã, chỉ nộp 1 bộ hồ sơ để thực hiện 3 TTHC liên thông: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất.

Sáng 9/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tiếp tục trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại hội trường Quốc hội về một số nội dung liên quan Đề án liên thông các TTHC và lộ trình xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG).

63/63 địa phương đã triển khai thực hiện việc liên thông các TTHC - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội - Ảnh: Nhật Bắc

Đề án liên thông TTHC tiết kiệm được 38,8 tỷ đồng/năm

Đại biểu Mai Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Trị) đặt vấn đề, năm 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 phê duyệt Đề án liên thông các TTHC: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp tuất và trợ cấp mai táng)/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết đến thời điểm hiện nay, đề án này đã được triển khai thực hiện và phát huy hiệu quả trên thực tế ra sao?

Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 phê duyệt Đề án liên thông các TTHC thì các thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp tuất và trợ cấp mai táng)/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí có nhiều bất cập được người dân nêu và báo chí quan tâm.

Cụ thể như người dân đến các cơ quan hành chính Nhà nước phải khai nhiều thông tin trùng lặp, từ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch… và phải đi lại nhiều lần mới làm xong thủ tục. Bên cạnh đó, khi người dân đến kê khai khai tử có người quên xóa đăng ký thường trú nên từ đó xảy ra việc người đã chết rồi mà vẫn có tên trong cử tri đi bầu trưởng thôn, trưởng xóm. Ví dụ như tại xã Chu Minh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội năm 2017 có nhiều người chết nhưng vẫn nằm trong danh sách cử tri đi bầu trưởng thôn.

Sau một thời gian thực hiện Đề án, đến nay 63/63 địa phương đều đã triển khai thực hiện việc liên thông các TTHC nêu trên; các Bộ Tư pháp, Công an, Bảo hiểm xã hội đều đang phối hợp tốt để thưc hiện. Người dân chỉ cần đến một nơi là UBND xã, chỉ nộp 1 bộ hồ sơ để thực hiện 3 TTHC liên thông nêu trên.

Đến nay, đã tiếp nhận 353.846 hồ sơ, trong đó, đã giải quyết 350.400 hồ sơ (số hồ sơ quá hạn là 2.352 hồ sơ, như vậy tỷ lệ hồ sơ quá hạn là 0,67%).

"Sơ bộ việc triển khai đề án giúp mỗi năm tiết kiệm được 38,8 tỷ đồng/năm", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết.

Qua quá trình thực hiện, các địa phương đều đánh giá cao hiệu quả mang lại, rõ rệt nhất là giảm chi phí đi lại, giảm thời gian thực hiện các TTHC này; khắc phục tình trạng chậm trễ tùy tiện trong giải quyết TTHC, trục lợi chính sách. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, quản lý nhân khẩu.

Để tiếp tục thực hiện tốt Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm và thúc đẩy việc thực hiện liên thông các TTHC này để triển khai tại địa phương mình.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, trong đó, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử với các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tiếp tục mở rộng cơ chế liên thông, nhất là liên thông điện tử trong giải quyết TTHC.

VPCP tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cung cấp nhiều nhóm dịch vụ công liên thông trên Cổng DVCQG, giúp cắt giảm nhiều TTHC không cần thiết, đơn giản hóa trình tự, hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp (DN).

Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện DVCTT là trên 6.700 tỷ đồng/năm

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) nêu vấn đề dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi nhiều quy định, giá trị truyền thống, chúng ta biết đến một cách rõ rệt hơn khái niệm "nền kinh tế không tiếp xúc", giao dịch không tiếp xúc... Cử tri nhận thấy thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) thông qua Cổng DVCQG, nhiều dịch vụ công và TTHC đã được giải quyết không qua tiếp xúc giữa người thực hiện và cơ quan hành chính Nhà nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết thêm về lộ trình thực hiện trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có thể diễn biến phức tạp.

Trả lời đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, Cổng DVCQG là "một cửa duy nhất" trên môi trường điện tử kết nối, tương tác giữa người dân, DN và các cơ quan Nhà nước để tra cứu thông tin, thực hiện DVCTT.

Sau gần một năm thực hiện (được khai trương từ ngày 9/12/2019), Cổng DVCQG đã tích hợp, cung cấp gần 2.200 DVCTT trên tổng số gần 7.000 TTHC tại 4 cấp chính quyền; hơn 85 triệu lượt truy cập, trên 363.000 tài khoản đăng ký, hơn 23 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; gần 533.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến trên Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 36.000 cuộc gọi, hơn 9.000 phản ánh, kiến nghị; chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện DVCTT là trên 6.700 tỷ đồng/năm.

Sau gần 8 tháng triển khai Cổng DVCQG đã kết nối với 10 ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho phép cá nhân, tổ chức thanh toán trực tuyến qua tài khoản/thẻ ngân hàng với 40/46 ngân hàng đối với các dịch vụ trực tiếp, trực tuyến đối với các lĩnh vực sau tại 10 bộ, ngành, 50/63 tỉnh, thành phố: Thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; thu phí, lệ phí TTHC; thu thuế; đóng bảo hiểm xã hội; đóng tiền điện. Tới nay đã có trên 31.000 giao dịch được thực hiện.

VPCP sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình để tích hợp, cung cấp DVCTT mức độ 3, 4 của bộ, ngành, địa phương lên Cổng DVCQG.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
63/63 địa phương đã triển khai thực hiện việc liên thông các TTHC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO