Ấn Độ đột phá về nghiên cứu công nghệ cho 6G

Hoàng Linh| 04/05/2022 15:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Các nhà nghiên cứu từ Học viện công nghệ Hyderabad, Ấn Độ (IITH) đã chứng minh công nghệ MIMO quy mô lớn (massive multiple-input multiple-output) đang được xem xét để triển khai cho mạng 5G và mạng 6G thế hệ tiếp theo.

MIMO là một công nghệ không dây giúp tăng dung lượng dữ liệu bằng cách sử dụng nhiều anten để phát và thu nhận tín hiệu. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để gửi nhiều tín hiệu dữ liệu đồng thời trên cùng một kênh, nhằm sử dụng tối ưu phổ tần, nguồn tài nguyên đang ngày càng trở nên khan hiếm. Massive MIMO liên quan đến việc triển khai MIMO trên quy mô lớn hơn, nhằm mang lại lợi ích và khả năng mang dữ liệu lớn hơn.

Các anten cần thiết cho công nghệ này có kích thước nhỏ hơn thiết bị viễn thông thông thường, giảm diện tích vật lý của cơ sở hạ tầng viễn thông. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ sự gia tăng của các thiết bị IoT và giúp các thành phố trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên, việc quản lý cơ sở hạ tầng rất phức tạp vì công nghệ này đòi hỏi một số lượng lớn các anten.

Trưởng nhóm nghiên cứu của dự án, Sai Dhiraj cho biết: "Nhóm nghiên cứu tại IITH tiếp tục mở rộng ranh giới của công nghệ này. Các nghiên cứu đang được thực hiện bao gồm các cấu trúc liên kết triển khai mới cho các ứng dụng trong nhà và các vị trí cell ngoài trời. Chúng tôi rất vui mừng về nghiên cứu mang tính phát hiện này và các khả năng được cung cấp bằng công nghệ mới này".

Trưởng khoa nghiên cứu và phát triển (R&D) Kiran Kuchi cho biết: "Sử dụng nhiều anten tại trạm gốc, MIMO massive làm tăng phạm vi phủ sóng và dung lượng của mạng di động. Công nghệ này đã trở thành xu hướng chủ đạo và không thể thiếu của 5G. Massive MIMO đề cập đến công nghệ thế hệ tiếp theo sử dụng các mảng anten (antenna array) rất lớn. IITH đã phát triển một nguyên mẫu nghiên cứu thử nghiệm với mục đích khám phá các giới hạn hiệu suất có thể đạt được".

Nhóm thí điểm đầu tiên được tiến hành sử dụng 192 anten và 48 chuỗi tần số vô tuyến cho thấy có thể phục vụ tối đa 24 - 36 người dùng trong cùng một phổ tần. Đây là sự cải tiến gấp 3 lần so với công nghệ MIMO 5G hiện đại nhất, được thiết kế để hỗ trợ 12 người dùng đồng thời.

Đối với các nhà mạng và người dùng di động, công nghệ này mang lại những lợi ích to lớn; người dùng điện thoại di động sẽ được trải nghiệm dịch vụ thoại và video chất lượng cao ở những khu vực đông đúc như sân bay, trung tâm thương mại, nhà ga…. Các nhà khai thác mạng cũng có thể cung cấp Internet không dây băng thông rộng cho các hộ gia đình nông thôn, nhờ thúc đẩy linh hoạt các nhóm vị trí cell để giảm lỗ hổng vùng phủ sóng ở thành thị cũng như nông thôn.

Giám đốc của IITH B S Murty cho biết: "Phổ tần là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Ở những quốc gia như Ấn Độ, với dân số đông và cơ sở hạ tầng hữu tuyến hạn chế, nhu cầu về phổ tần sẽ tiếp tục rất cao. Tôi rất vui khi Ấn Độ sớm dẫn đầu trong nghiên cứu 6G bằng cách cho thấy khả năng triển khai các mạng thế hệ tiếp theo sử dụng công nghệ MIMO massive do IITH phát triển. Tôi cũng cảm ơn Cục Viễn thông (DOT) và Bộ CNTT và Điện tử (MEITY) đã hỗ trợ R&D bền vững trong những năm qua".

Cục trưởng Cục Viễn thông K Rajaraman cho biết: "IIT Hyderabad đã đi đầu trong lĩnh vực phát triển IP. Công việc của họ về NB-IoT và các lĩnh vực khác như một phần của thử nghiệm 5G đã rất đáng chú ý. Cục Viễn thông rất vui mừng được biết về sự phát triển của MIMO massive cho thấy hiệu suất cao hơn nữa trong việc sử dụng phổ. Tôi chắc chắn rằng nhóm nghiên cứu IITH sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực nâng cao 5G và 6G của Chính phủ Ấn Độ"./.

Bài liên quan
  • Công nghệ 6G sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030
    Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ 6 (6G) sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030 và sẽ tích hợp với máy tính tiên tiến, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối (blockchain). Đây là dự báo vừa được công bố trong Sách Trắng của Trung Quốc ngày 6/6.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tại sao Đông Nam Á đặt cược lớn vào ngành bán dẫn?
    Ngành công nghiệp bán dẫn ở Đông Nam Á đã khẳng định được sự phát triển, với các công ty khởi nghiệp chip mới nổi lên để biến khu vực này thành trung tâm sản xuất công nghệ toàn cầu.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ đột phá về nghiên cứu công nghệ cho 6G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO