ASEAN cần đầu tư mạnh cho AI

Hoàng Linh| 29/01/2022 21:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau khi thông qua Chiến lược hợp nhất về cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư (4IR) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 vào tháng 10/2021, ASEAN vừa tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề: 'Thực hiện 4IR: Triển vọng, chiến lược và kế hoạch cho ASEAN'.

ASEAN cần đầu tư mạnh cho AI - Ảnh 1.

Hội thảo bàn thảo Chiến lược hợp nhất về 4IR cho ASEAN được thông qua sẽ giúp khu vực tiến tới trở thành một cộng đồng số thống nhất, toàn diện và hợp tác

Là một ưu tiên xuyên trụ cột trong năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Brunei Darussalam, Chiến lược 4IR đã đề ra lịch trình rõ ràng về cách Cộng đồng ASEAN đặt mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) và tiếp nhận các công nghệ mới một cách toàn diện, vì lợi ích của nền kinh tế ASEAN và xã hội rộng lớn hơn.

Đầu tư cho AI trong ASEAN còn thấp so với các khu vực khác trên thế giới

Phó Tổng Thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Satvinder Singh cho biết mặc dù ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến liên quan đến 4IR trên ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, nhưng cần có sự đồng bộ hơn thông qua Chiến lược hợp nhất để thúc đẩy 4IR trong khu vực.

Ông nhấn mạnh thêm rằng cách tiếp cận toàn diện này cho phép 4IR không chỉ được sử dụng như một động cơ cho tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của khu vực mà còn để thúc đẩy tính toàn diện và bền vững.

Theo ông Satvinder Singh, ASEAN nhìn chung đã ghi nhận một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh cần được cải thiện. Một trong số đó là đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), vẫn bị bỏ khá xa so với đầu tư vào AI ở các nước như Mỹ và Trung Quốc (2 USD trên đầu người ở ASEAN so với 155 USD và 21 USD trên đầu người giữa năm 2015 và 2019 đối với Mỹ và Trung Quốc).

ASEAN cần đầu tư mạnh cho AI - Ảnh 2.

Theo một báo cáo được công bố bởi công ty tư vấn Mỹ Kearney và EDBI của Singapore AI có thể chuyển nền kinh tế Đông Nam Á sang một nấc thang cao hơn nhưng chỉ khi các quốc gia ASEAN thu hẹp khoảng cách đầu với Mỹ và Trung Quốc khoảng 2 - 3 năm trong việc áp dụng công nghệ này. Nếu ASEAN bắt kịp tốc độ áp dụng AI, có thể đóng góp gần 1 USD vào tổng sản phẩm quốc nội của khu vực vào năm 2030.

Trong tương lai, ASEAN sẽ xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược 4IR, dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm nay. "Kế hoạch thực hiện sẽ xác định, với sự tham vấn của tất cả các bên liên quan, các sáng kiến và chương trình cụ thể cho phép ASEAN khai thác các lợi ích tiềm năng của 4IR", Phó Tổng thư ký AEC cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh một cách tiếp cận toàn diện cho phép 4IR không chỉ được sử dụng như một động lực cho tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của khu vực mà còn để thúc đẩy tính toàn diện và bền vững.

Đại sứ Australia tại ASEAN, Will Nankervis, hoan nghênh việc đưa vào Chiến lược 4IR của ASEAN các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ người khuyết tật và các nhóm yếu thế khác. "Chiến lược hợp nhất phản ánh những khía cạnh tốt nhất của quan hệ đối tác lâu dài của Australia với ASEAN, một quan hệ đối tác đáp ứng các ưu tiên và thách thức mới nổi, đồng thời cung cấp hỗ trợ bền vững cho các sáng kiến dài hạn".

Được sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN-Australia Giai đoạn II, việc xây dựng Chiến lược hợp nhất mang tính bao trùm, có sự tham gia của tất cả các cơ quan và các bên liên quan rộng lớn hơn trên ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Chiến lược được giới thiệu tại hội thảo đã được xây dựng dựa trên 73 sáng kiến liên quan đến 4IR do ASEAN thực hiện cho đến nay, có khả năng sẽ tăng thêm sáng kiến trong những năm tới.

Đẩy mạnh triển khai 5G và thúc đẩy thành lập startup để khai thác lợi thế

Tại hội thảo, các bên liên quan và đối tác của ASEAN đã có những trao đổi liên quan. Ông David Lu, Giám đốc tiếp thị Chiến lược, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Huawei, cho biết có một số công việc quan trọng ASEAN cần thực hiện để đạt được tiềm năng 4IR.

Theo ông David Lu, tỷ lệ thâm nhập đám mây dưới mức tối thiểu (chưa đến 25%), 4G (54%) và băng thông rộng cố định (35%) là một lưu ý mà các bên liên quan trong khu vực cần phải xem xét. Bước vào kỷ nguyên kết nối 5G, ASEAN phải thể hiện sự mạnh mẽ hơn nữa trong áp dụng công nghệ số mới nhất.

Thái Lan là một về một quốc gia thành viên ASEAN đã được hưởng những lợi ích cụ thể từ việc tăng tốc áp dụng 5G là kết quả của sự hợp tác giữa các nhà mạng trong nước và Huawei. "Bangkok hiện được xếp hạng là một trong 10 thành phố hàng đầu thế giới về hiệu suất 5G, với tốc độ gấp 5 lần 4G. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Huawei cũng đang làm việc với bệnh viện Siriraj, bệnh viện lớn nhất Thái Lan, để xây dựng một bệnh viện thông minh cho phép chăm sóc sức khoẻ từ xa, thực hiện phân tích và chụp ảnh và các phương tiện tự lái", David Lu nói.

Cho đến nay, Huawei đã đóng góp vào một nửa số dự án 5G trong các ngành công nghiệp trên thế giới, bao gồm cả trong các ngành công nghiệp cảng, khai thác mỏ và giáo dục.

"Huawei mong muốn hợp tác với ASEAN và thu hẹp khoảng cách số. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Cộng đồng Kinh tế ASEAN để cung cấp công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài năng số để triển khai mạng với độ tin cậy, độ trễ thấp hơn, sản xuất hiệu quả, và CĐS cho mọi ngành. Hơn nữa, chúng tôi cũng sẽ thực hiện chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh, trung tính carbon và bền vững", ông David Lu cho biết.

Đề cập về tính bền vững và giảm phát thải, Dicky Edwin Hindarto, cố vấn cơ chế tín dụng chung Indonesia đã khuyến khích các ngành nói riêng chuyển sang các công nghệ thân thiện với môi trường. "Về lâu dài, mọi doanh nghiệp trong ngành phải tuân thủ các nguyên tắc bền vững. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cũng phải hiểu những công nghệ nào nên được áp dụng, và nó nên được áp dụng như thế nào".

Ông Dicky khuyến nghị: "Hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và các bên liên quan là điều tối quan trọng. Chúng ta nên nâng cao năng lực của mỗi cá nhân trong khu vực này để đón đầu công nghiệp 4.0, hướng tới một nền kinh tế phát triển và bền vững".

Trong khi đó, Sharlini Eriza Putri, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Nusantics khuyến khích thanh niên trở thành những nhà sáng lập khởi nghiệp trong tương lai với tầm nhìn táo bạo và mang tính chuyển đổi. Bản thân Nusantics cũng tham gia vào công nghệ sinh học, đặc biệt là nghiên cứu và sử dụng hệ vi sinh vật.

"Các công ty khởi nghiệp có tốc độ nhanh hơn nhiều, cũng như khả năng phá vỡ các phương pháp thông thường. Thanh niên ASEAN phải tham gia thúc đẩy CMCN 4.0, đặc biệt là xung quanh các vấn đề quan trọng như sức khỏe và môi trường. Do đó, các startup trong ASEAN phải được hỗ trợ đầy đủ", Sharlini kết luận./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
ASEAN cần đầu tư mạnh cho AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO