Australia hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ sinh thái AI

Trọng Thành| 11/08/2020 15:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Đây là một hoạt động ngoại giao có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tăng cường năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ tương lai số trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) giữa hai nước.

Vừa qua, Chính phủ Australia thông báo khởi động một khoản tài trợ trị giá 650.000 AUD nhằm hỗ trợ sáng kiến mới giúp ứng dụng AI trong phục hồi kinh tế Việt Nam sau dịch bệnh Covid-19.

Thông báo này được đưa ra mới đây trong cuộc họp Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Australia lần II giữa Đại sứ quán Australia và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), do Đại sứ Australia Robyn Mudie và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chủ trì.

Sự kiện trên, nằm trong khuôn khổ Chương trình Aus4Innovation giữa Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) hợp tác với Bộ KH&CN và InnovationXchange (IXC), quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) hỗ trợ, thực hiện.

Khoản hỗ trợ sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa những giải pháp về AI nhằm góp phần giải quyết hậu quả của dịch bệnh trong ngắn hạn, đồng thời hỗ trợ các nhu cầu trong dài hạn, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật để triển khai Chiến lược AI của Việt Nam cũng như thực hiện các khóa đào tạo cho các bên tham gia trong hệ sinh thái AI.

Aus4Innovation là chương trình hợp tác 4 năm (2018-2022) với tổng ngân sách 11 triệu AUD nhằm tăng cường năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam, chuẩn bị cho nền kinh tế và công nghệ của Việt Nam trong tương lai số.

Australia hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ sinh thái AI - Ảnh 1.

Đại sứ Australia Robyn Mudie, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và một số đại biểu tham dự cuộc họp Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam

Đến nay, qua 18 tháng triển khai chương trình Aus4Innovation đã đạt được những kết quả bước đầu nổi bật như: chương trình đã tài trợ gần 4 triệu AUD cho các sáng kiến hợp tác đổi mới sáng tạo của các đối tác Việt Nam và Australia; nâng cao năng lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam; hỗ trợ kỹ thuật cho các nghiên cứu chính sách quan trọng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Khẳng định về ý nghĩa, tầm quan trọng khi tài trợ cho sáng kiến về AI, một bước tiến hợp lý của chương trình Aus4Innovation, góp phần giúp Việt Nam ứng phó với dịch bệnh Covid-19, bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh: "Đổi mới sáng tạo là một trong ba trụ cột của mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trong bối cảnh thách thức của bệnh dịch toàn cầu, đổi mới sáng tạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sáng kiến giúp ứng dụng trí tuệ nhân tạo này là một thí dụ tuyệt vời về việc công nghệ hiện đại có thể được ứng dụng một cách nhanh chóng để đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh của Việt Nam".

Cũng theo Đại sứ Australia, động thái này cũng thể hiện mạnh mẽ cam kết của Australia với các đối tác tại Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong nỗ lực chống lại dịch bệnh và phục hồi kinh tế trong dài hạn, thông qua chính sách viện trợ phát triển "Quan hệ đối tác trong phục hồi: Hỗ trợ phát triển của Australia ứng phó với Covid-19" mới được công bố.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh hoan nghênh sự hỗ trợ của Chính phủ Australia cho sáng kiến về AI nói riêng cũng như hỗ trợ từ Chương trình Aus4Innovation trong kết nối hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giữa hai nước nói chung.

Bộ trưởng cũng khẳng định, AI là công nghệ lõi trong cách mạng công nghiệp 4.0 với đóng góp quan trọng cho hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid 19.

"Trong 18 tháng qua, chúng ta đã tạo ra tiền đề tốt cho mối quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo mà hai bên cùng chia sẻ. Chúng tôi tin tưởng mối quan hệ này sẽ tiếp tục mang lại kết quả và tác động tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại Việt Nam".

Được biết, chương trình sáng kiến mới về AI được triển khai từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021, bao gồm việc tài trợ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm nay (AI4VN 2020) với chủ đề "AI ứng phó với đại dịch: Thích ứng với trạng thái bình thường mới". Đến nay, chương trình mang tên gọi AI4VN đã trở thành sự kiện thường niên được khởi xướng từ năm 2018, quy tụ đông đảo các bên liên quan trong hệ sinh thái AI.

Ngoài ra, khi chương trình thực hiện sẽ gắn liền với các buổi hội thảo chuyên đề, trình diễn công nghệ, các khóa đào tạo và cuộc thi hackathon. Sự kiện tiêu điểm - cuộc thi lập trình hackathon - sẽ diễn ra trong 48 tiếng và là nơi các chuyên gia cùng các lập trình viên hàng đầu tìm cách ứng dụng AI trong quá trình hồi phục sau Covid-19 tại Việt Nam. Ý tưởng chiến thắng sẽ được tài trợ chi phí để triển khai trong thực tế.

Bài liên quan
  • Hệ sinh thái số FPT - Giải pháp cho kỷ nguyên mới
    Hơn 3 thập kỷ qua, FPT đã và đang nỗ lực đem sức mạnh đột phá của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT... để phục vụ đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam cũng như hàng nghìn khách hàng quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Australia hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ sinh thái AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO