Bắc Ninh phát triển hạ tầng viễn thông bền vững phục vụ kinh tế - xã hội

Đỗ Thêu - Vũ Hà| 01/10/2019 08:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các doanh nghiệp (DN) viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trạm BTS nhằm mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ, chống hiện tượng nghẽn mạng...

Có thể nói, việc hoàn thiện hạ tầng viễn thông là điều kiện tiên quyết để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương.

Đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 5 DN cung cấp dịch vụ thông tin di động là Viễn thông Bắc Ninh (mạng Vinaphone), Viettel Bắc Ninh (mạng Viettel), Mobifone Bắc Ninh (mạng Mobifone), Công ty Cổ phần viễn thông di động Vietnamobile (mạng Vietnamobile) và Công ty Cổ phần viễn thông toàn cầu (mạng Gtel).

Thời gian qua, các DN đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, không những mở rộng về quy mô mà còn cung cấp ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến tất cả các xã trong tỉnh với chất lượng tốt và trở thành một phương tiện thông tin liên lạc thiết yếu, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân.

Đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 1.056 trạm thu phát sóng di động BTS (loại A1a, A1b, A2a, A2b), 2.564 trạm BTS (trạm 2G, 3G, 4G), phục vụ cho hơn 1,5 triệu thuê bao điện thoại di động. Trong thời gian tới tỉnh Bắc Ninh sẽ triển khai mạng di động với công nghệ 5G băng thông rộng với nhiều ứng dụng sẽ khẳng định ý nghĩa thiết thực của mạng di động.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh cho biết: Việc sớm triển khai 5G sẽ là một bước quan trọng và hỗ trợ tốt cho hành trình xây dựng TP. Bắc Ninh thành đô thị thông minh.

Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ quốc tế, với ưu điểm có tốc độ nhanh, độ trễ thấp nhờ vào mật độ trạm BTS dày đặc hơn, băng thông nhiều hơn, hạ tầng 5G chính là nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng Internet vạn vật (IoT) trong đô thị thông minh.

Một trạm BTS xanh tại TP. Bắc Ninh. Ảnh: Đỗ Thêu

Khi 5G được triển khai tạo nền tảng kích thích phát triển những ứng dụng mới. 5G với những tính năng vượt trội về tốc độ lên tới 10 Gpbs - gấp 10 lần mạng 4G LTE, độ trễ nhỏ hơn 1ms và hỗ trợ kết nối tới 1 triệu thiết bị trên 1 km2… là nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ cho việc kết nối, tự động hóa.

Đồng thời, khi hạ tầng kỹ thuật đã có, Bắc Ninh sớm xây dựng các ứng dụng dựa trên nền tảng 5G trong quá trình triển khai đô thị thông minh, mở ra những giải pháp tối ưu hơn trên các lĩnh vực như giao thông thông minh, hành chính công, y tế... và nhiều dịch vụ mới phong phú hơn. Ngoài ra, công nghệ 5G có thể tạo ra nhiều việc làm mới, nhất là trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ…

Quy hoạch phát triển bền vững, thân thiện môi trường

Trong những năm qua, công tác quản lý về xây dựng trạm BTS trên địa bàn tỉnh được thực hiện chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định các văn bản quy phạm pháp luật, các trạm trước khi xây dựng phải được sự chấp thuận vị trí xây dựng trạm của Sở TT&TT, trong khu vực đô thị phải được cấp giấy phép xây dựng và một số quy định bắt buộc khác.

Đồng thời, để đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai các trạm BTS trên địa bàn, Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân. Từ đó giúp người dân hiểu rõ lợi ích của các trạm BTS và hoàn toàn yên tâm khi bức xạ sóng điện từ của các trạm BTS không hề gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Cụ thể, liên quan đến lĩnh vực sóng điện từ ở Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005, về quản lý an toàn trong bức xạ tần số radio. Theo đó: Trong phòng máy: mật độ dòng năng lượng là 10 W/m2 (quy đổi 1000 uw/cm2); Trong khu dân cư (ngoài phòng máy): mật độ năng lượng là 2 W/m2 (quy đổi 200 uw/cm2).

Tiêu chuẩn Việt Nam được dựa trên đề tài nghiên cứu tại Việt Nam và dựa trên tiêu chuẩn quốc tế theo hướng nghiêm ngặt hơn. Một số nước, tổ chức quốc tế đưa ra tiêu chuẩn ở trong khu vực dân cư kém nghiêm ngặt hơn so với Việt Nam đến 2 lần trở lên: Mỹ, Nhật: 6W/m2, Anh: 32W/m2… Trên thế giới, tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 2000 đến nay đã nghiên cứu và kết luận chưa có bằng chứng cho thấy trường điện từ của các trạm BTS có thể gây ảnh hưởng có hại cho con người.

Theo đó, trong năm 2018, Sở TT&TT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều văn bản quan trọng: Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 25/1/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT&CNTT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch hệ thống hạ tầng, đường dây thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 25/7/2018 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU… Từ đó,  góp phần thúc đẩy lĩnh vực thông tin di động nói riêng, TT&TT ngày càng phát triển, đáp ứng hạ tầng cho việc xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh…

Theo Quy hoạch BCVT&CNTT và Đồ án quy hoạch hệ thống hạ tầng, đường dây thông tin liên lạc đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.679 vị trí cột BTS, 4.198 trạm BTS. Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh cũng đã triển khai thí điểm trạm BTS xanh, thân thiện môi trường, kết hợp thông tin đa năng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Theo đó, các trạm BTS cồng kềnh (cột BTS lắp đặt dưới mặt đất) được chuyển sang trạm BTS không cồng kềnh (cột anten tự đứng) hoặc cột anten ngụy trang, thân thiện với môi trường vừa đảm bảo mỹ quan đô thị vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các DN, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí.

Có thể nói, với việc triển khai thí điểm các trạm BTS xanh, Bắc Ninh đang hướng tới sự phát triển bền vững trong việc phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông nhằm phục vụ tối ưu cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Bài liên quan
  • Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo
    Chiều 31/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố không còn hộ nghèo và phát động phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh phát triển hạ tầng viễn thông bền vững phục vụ kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO