Blockchain mang lại nhiều cơ hội mới cho nông dân châu Á

Hoàng Linh| 16/04/2020 17:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự minh bạch của chuỗi cung ứng sẽ xây dựng niềm tin cho người nông dân châu Á.

Blockchain giúp Blue Korintji Coffee tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm cà phê 

Sau khi quét mã vạch tại chuỗi cà phê Blue Korintji Coffee của Indonesia, khách hàng có thể biết được thông tin về người nông dân trồng loại cà phê mà họ mua, công ty đã rang hạt cà phê và thậm chí cả dịch vụ hậu cần (logistics) liên quan. Đây là sản phẩm trí tuệ của công ty khởi nghiệp Singapore Emurgo hợp tác với Blue Korintji nhằm gia tăng lợi nhuận cho nông dân, được hỗ trợ bởi công nghệ chuỗi khối (blockchain) hiện đại.

Blockchain mang lại nhiều cơ hội mới cho nông dân châu Á - Ảnh 1.

Blockchain cho phép khách hàng, người tiêu dùng biết được những người có liên quan đến chuỗi cung ứng tách cà phê họ uống trong cửa hàng Blue Korintji Coffee của Indonesia

Việc sử dụng công nghệ blockchain giúp Blue Korintji Coffee tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, với mức tiêu thụ đã tăng gần 4 lần kể từ năm 1990, người sáng lập công ty Budi Isman trao đổi với Nikkei Asian Review.

Đốivới người tiêu dùng, biết được nhữngngười nông dân cụthể đã tạo ra cà phêrất có lợi. Ngườitiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm mà họ tin tưởng, Blue Korintji Coffee cũng sẽ trả tiền thưởngchonhững người nông dân đã sản xuất loạicà phêđó, ôngIsman cho biết.

Blockchain mang lại nhiều cơ hội mới cho nông dân châu Á - Ảnh 2.

Lembah Kerinci Developindo điều hành 6 cửa hàng Blue Korintji Coffee ở Indonesia

Cải thiện tính minh bạch và tăng giá trị cho sản phẩm của người nông dân

Khi thị hiếu của người châu Á ngày càng cao hơn và khách hàng, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến cách thức sản xuất các sản phẩm ăn uống cũng như tác động đến môi trường. Theo đó, công nghệ blockchain có thể giúp cải thiện nguồn cung minh bạch và tăng giá trị cho sản phẩm của người nông dân.

Tổ chức Nônglương Liên Hợp Quốc (FAO) đang hợp tác với các nhà sản xuất thịt lợn Papua New Guinea để ứngdụng dụng blockchain nhằm chứng minh rằng lợn nuôi của họ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và giúp họtiếp cận thị trường quốc tế.

Tổ chức từ thiện quốc tế Oxfam cũng đang làm việc với những nôngdân trồng lúa Campuchia để giúp họ ứng dụng công nghệ blockchain, thúc đẩy thương mại công bằng vớiviệc hỗ trợnông dân nhậnđược thanhtoánthoảđáng và kháchhàng có thể đưa ra quyết định mua nôngsảnchínhxác hơn.

Hiện nay, nhiều dự án nông nghiệp blockchain vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm với những thách thức chưa được giải quyết. Theo Giám đốc điều hành Emurgo Indonesia, Shunsuke Murasaki, một trong những trở ngại lớn trong việc ứng dụng blockchain là phải giúp nông dân hiểu được công nghệ này. "Cần phảicó thời gian để giải thích cho họ về những lợi ích công nghệ blockchain mang lại".

Blockchain mang lại nhiều cơ hội mới cho nông dân châu Á - Ảnh 3.

Khim Sok, giámđốc Oxfam ở Campuchia, chobiết một thách thức khác là thực tế "đa số nông dân không sử dụng điện thoại thông minh", và nhiều dự án blockchain vẫn chưa thiết lập mô hình kinh doanh chi tiết.

Tuy nhiên, Khim Sok chiasẻ,tháchthức không làm giảm sự nhiệt tình "Tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ này đều quan tâm đến công nghệ blockchain và cam kết thực hiện dự án này cùng nhau".

Đầu năm nay, tập đoàn công nghệ IBM tuyên bố ra mắt ứng dụng cho phép người tiêu dùng theo dõi chuỗi cung ứng cà phê với sự hợp tác từ các công ty hàng đầu toàn cầu Beyers Koffie, Liên đoàn người trồng cà phê Colombia và Tập đoàn Itochu.

Đối với Blue Korintji Coffee, quyết định sử dụng công nghệ blockchain bắt đầu từ một dự án xã hội nhằm tăng thu nhập cho 500 nông dân làm việc gần Công viên quốc gia Kerinci Seblat trên đảo Sumatra. Nông dân và các công ty ghi lại những giao dịch của họ trên điện thoại thông minh dựa trên hóa đơn, sau đó chúng được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu được hỗ trợ bởi blockchain.

Công ty mẹ của Blue Korintji làLembah Kerinci Developindo, hiện đang sở hữu 6 cửa hàng cà phê ở Indonesia, có đạtdoanh thu 117.000 USD vào năm 2019. Công ty này đang tìm cách tăng doanh thu gấp 3 lần trong 3 năm tới.

Blockchain mang lại nhiều cơ hội mới cho nông dân châu Á - Ảnh 4.

Blue Korintji Coffee có nguồn cà phê từ những người nông dân sản xuất quanh khu vực Vườn quốc gia Kerinci

Dự án Blue Korintji Coffee vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, tuy nhiên ông Murasaki của Emurgocho biết công ty đã đàm phán để bán ý tưởng này cho các nhà cung ứng các mặt hàng có nhu cầu khác như dầu cọ và hạt ca-cao.

Được thành lập vào năm 2017, Emurgo là một phần của dự án Cardano, tập trung vào nền tảng blockchain được phát triển bởi công ty khởi nghiệp InputOutput Hồng Kông có trụ sở tại Mỹvà được liên kết với công nghệ blockchain do dự án blockchain Adahậu thuẫn.

Theo Murasaki, cơ sở dữ liệu blockchain củaEmurgo cũng có thể được sử dụng cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác bằng cách cung cấp dữ liệu như năng suất cây trồng và doanh số cần thiết để xác định giá trị tín dụng của nông dân.

Hiện tại chưathể truy cập vào dữ liệu như vậy, Murasaki cho biết mục tiêu cuối cùng là mang lại giá trị cao hơn cho nông dân.

Murasaki chobiết: Mọi giao dịch trước blockchain nàyđều phải dựa vào giấy tờ, có nghĩa là họ không thể tạo niềm tin.Cơ sở dữ liệu mớisẽ cung cấp cho họ cáccách thứcđể "chứng minh khả năng bảnthân".

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Blockchain mang lại nhiều cơ hội mới cho nông dân châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO