Truyền thông

Bộ TT&TT và Ủy ban Dân tộc hợp tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại, chuyển đổi số

Trường Thanh 19:03 24/05/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Uỷ ban Dân tộc (UBDT) đẩy mạnh hợp tác về công tác dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thuộc lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2024 - 2030.

Chiều ngày 24/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ TT&TT và UBDT trong công tác dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2024 - 2030.

Tham dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT và UBDT.

dsc_8286.jpg
Toàn cảnh buổi Lễ.

Phối hợp tuyên truyền, chuyển đổi số, an toàn thông tin (ATTT) trên môi trường mạng lĩnh vực công tác dân tộc

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà cho biết: Việc bàn bạc, chuẩn bị nội dung để tiến tới ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ TT&TT và UBDT trong công tác dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2024 - 2030 đã được lãnh đạo hai cơ quan chỉ đạo triển khai gần 2 năm.

Sau thời gian chuẩn bị kỹ, hai cơ quan thống nhất các nội dung phối hợp gồm: (1) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại (TTĐN); (2) Chuyển đổi số (CĐS), ATTT trên môi trường mạng liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; (3) Thực hiện một số nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

dsc_8268.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà: Việc hợp tác sẽ đạt được những bước tiến lớn trong hoạt động quản lý Nhà nước (QLNN) về công tác dân tộc, TT&TT trong thời đại số hóa.

Hai cơ quan thực hiện các nội dung này nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển các chiến lược tuyên truyền đa dạng, sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống cũng như công nghệ số để tiếp cận các đối tượng đa dạng; tăng cường TTĐN để tạo sự nhận thức và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan giúp cải thiện việc tiếp cận công nghệ thông tin cho đồng bào DTTS, đào tạo kỹ năng công nghệ cho cộng đồng, đồng thời tăng cường an ninh mạng để bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư; giúp đẩy mạnh các hoạt động KT-XH trong cộng đồng DTTS và miền núi.

“Việc ký kết phối hợp giữa hai cơ quan sẽ bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, đề cao sự hợp tác, trao đổi thông tin nhằm đạt được hiệu quả công tác dân tộc thuộc lĩnh vực TT&TT. Quan trọng hơn, thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa UBDT và Bộ TT&TT, chúng ta hy vọng sẽ đạt được những bước tiến lớn đáng kể trong hoạt động QLNN)về công tác dân tộc, công tác TT&TT trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa ngày nay”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà nhấn mạnh.

Thu hẹp khoảng cách thụ hưởng thông tin nhằm phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS

Cũng tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ vui mừng quan hệ hợp tác giữa 2 cơ quan sẽ được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc ký kết và tiến tới cụ thể hóa các hoạt động trong quy chế phối hợp được ký ngày hôm nay.

dsc_8278.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm: Công tác dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một nhiệm vụ chiến lược, lâu dài.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết: Là một quốc gia có cộng đồng gồm 54 dân tộc anh em, công tác QLNN về dân tộc là một lĩnh vực khó và đặc thù, với nhiều thách thức, đặc biệt đặt ra trong bối cảnh CĐS mạnh mẽ và hội nhập toàn diện của đất nước hiện nay.

Do tính đặc thù này, công tác dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, cấp bách với nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải thiện đời sống đồng bào, đảm bảo các quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp và pháp luật.

Có thể điểm tới một số chương trình, đề án lớn về DTTS và miền núi như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTĐN trong tình hình mới…

Các chương trình này đều có những nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo điều kiện để giảm dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền; làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.

dsc_8303.jpg
dsc_8311.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà ký kết hợp tác giữa hai cơ quan trong công tác dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2024 - 2030.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, tình hình an ninh khu vực và trên thế giới hiện nay đang có những diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tối đa các phương tiện thông tin truyền thông, tiếp tục sử dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, xuyên tạc các nỗ lực và thành tựu của Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Đặt trong bối cảnh đó, có thể đánh giá, hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan đã triển khai trên hầu khắp các lĩnh vực công tác và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần đổi mới để theo kịp yêu cầu thực tiễn; đáp ứng yêu cầu, phương hướng nhiệm vụ của hai cơ quan, phục vụ cho công cuộc phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, bảo vệ an ninh quốc gia và tăng cường TTĐN.

“Việc ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ TT&TT và UBDT ngày hôm nay là một sự kiện quan trọng đối với hai cơ quan và hệ thống ngành dọc tới các địa phương trên cả nước, đánh dấu một bước phát triển mới trên nền móng quan hệ vốn có trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền trước đây”.

Chương trình này còn mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phối hợp, phát huy thế mạnh của hai bên trong CĐS, nâng cao năng lực, kỹ năng số cho các cán bộ làm công tác dân tộc, góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra trong chiến lược CĐS quốc gia của cả nước.

“Việc triển khai Chương trình phối hợp này là tiền đề quan trọng, thu hẹp khoảng cách về thụ hưởng thông tin, cơ hội tiếp cận các nguồn lực và phát huy tiềm năng phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định chính trị và TTĐN, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với các nước bạn, láng giềng, khu vực và thế giới”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Tăng cường hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT
    Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hướng dẫn chi tiết về công tác thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bộ TT&TT và Ủy ban Dân tộc hợp tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại, chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO