Báo chí

Bức tranh CĐS báo chí 2023: bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng tư duy phải đổi mới tổng thể

Bình Minh 10:13 23/12/2023

Cục Báo chí - Bộ TT&TT lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát, đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số (CĐS) báo chí toàn quốc năm 2023.

Cùng với việc ban hành kết quả làm thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, trưởng thành CĐS báo chí, Bộ TT&TT cũng có những định hướng mang tính chiến lược về CĐS báo chí.

anh-1-cds.jpg
Bức tranh CĐS báo chí năm 2023. (Nguồn: PDT - Cục Báo chí)

Thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ trưởng thành CĐS báo chí

Năm 2023, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng tạo tiền đề định hướng phát triển cho các cơ quan báo chí trong công cuộc CĐS. Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến 2030 theo Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023.

Ngày 8/5/2023, Bộ TT&TT ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 781/QĐ-BTTTT và ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí theo Quyết định số 951/QĐ-BTTTT vào ngày 02/6/2023 làm công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ trưởng thành CĐS báo chí của các cơ quan báo chí dùng chung trên phạm vi cả nước.

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT tại Báo cáo số 11/BC-CBC ngày 28/10/2022 của Cục Báo chí, Trung tâm Hỗ trợ CĐS báo chí (PDT) ra đời góp phần hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện có hiệu quả mục tiêu CĐS đã được nêu trong Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến 2030. Trung tâm không phát sinh bộ máy, biên chế mới, chỉ sử dụng nguồn lực sẵn có của Cục Báo chí, các chuyên gia của Bộ, của doanh nghiệp.

Trung tâm Hỗ trợ CĐS báo chí là đầu mối hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện đo lường, đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí; kết nối, tập hợp các chuyên gia, các nhà nghiên cứu uy tín, lãnh đạo của các cơ quan báo chí có vai trò dẫn dắt để cùng giải quyết những vấn đề mà công cuộc CĐS báo chí đặt ra; hỗ trợ thiết thực bằng các hoạt động như: đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng; huy động nguồn lực từ doanh nghiệp để đồng hành với mục tiêu của chương trình hỗ trợ báo chí CĐS.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí tại Quyết định số 951/QĐ- BTTTT vào ngày 02/6/2023 làm công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ trưởng thành CĐS báo chí của các cơ quan báo chí dùng chung trên phạm vi cả nước; nhằm giúp từng cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình CĐS từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp CĐS phù hợp, giúp cơ quan báo chí phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Công bố kết quả khảo sát, đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí toàn quốc lần đầu tiên

Cục Báo chí lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát, đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí toàn quốc năm 2023. Theo đó, có 3,66% đơn vị đạt mức xuất sắc và 63% đạt mức yếu.

Theo Cục Báo chí, Bộ TT&TT, năm 2023 đã có 339 cơ quan báo chí hoàn thành đạt yêu cầu và được cấp tài khoản chính thức để thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí cho đơn vị mình. Trong đó, có 273 cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình (PTTH) triển khai công tác đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí.

Cụ thể, Khối Địa phương 59 đơn vị, Khối Trung ương 67, Khối Đài 60 và Khối Tạp chí Khoa học 87 đơn vị.

anh-2-cds.jpg
Tỷ lệ xếp hạng trưởng thành mức độ CĐS báo chí năm 2023. Ảnh: PDT

Kết quả tỷ lệ xếp hạng mức độ trưởng thành CĐS báo chí năm 2023 cho thấy chỉ có 3,66% đơn vị đạt mức xuất sắc, 8,06% đạt mức tốt, 13,19% đạt mức khá, 12,09% đạt mức trung bình và 63% đạt mức yếu. Trong đó mức xuất sắc Khối Trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất với 50%, Khối Đài 40% và Khối Địa phương chiếm 10%. Riêng mức yếu, cao nhất thuộc về Khối Tạp chí Khoa học chiếm 45,35%, Khối Trung ương 31,82%, Khối Địa phương 17,44% và Khối Đài 12,79%.

Top 10 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc gồm có: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Báo VnExpress, Báo Lao Động, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Báo Điện tử Vietnamplus, Báo VietNamNet, Báo Điện tử VTCNews, Đài PTTH Vĩnh Long, Đài PTTH Hà Nội, Báo Người Lao Động.

Trung tâm Hỗ trợ CĐS báo chí, Cục Báo chí, Bộ TT&TT đưa ra 10 nội dung nhận xét:

(1) Chỉ có 30,92% cơ quan báo chí tham gia khảo sát nhưng gồm có nhiều báo đài lớn - chiếm hơn 85% thị phần người đọc, xem, nghe và chiếm hơn 90% thị phần quảng cáo trên báo đài cả nước.

(2) 63% cơ quan báo chí khảo sát đạt mức trưởng thành CĐS ở mức yếu, tập trung nhiều ở khối tạp chí Khoa học (45,35%), khối Báo chí ở Trung ương (31,82%)

(3) Nhận thức về tầm quan trọng của CĐS báo chí của lãnh đạo không ít cơ quan báo chí còn ở mức thấp: Tỷ lệ báo chí chưa hoàn thành tập huấn: 61,56%; Tỷ lệ báo chí chưa tham gia thực hiện việc tự đánh giá: 69,05%; Người đứng đầu cơ quan là người chủ trì, chỉ đạo CĐS: 34,8%; Cơ quan báo chí đã xây dựng chiến lược/kế hoạch/chương trình CĐS báo chí của cơ quan: 43,59%.

(4) So với khối báo, khối Đài PTTH CĐS nhanh hơn do yêu cầu về số hoá ngành truyền hình (mức độ yếu của khối các đài chỉ chiếm 12,79%)

(5) Mức độ quan tâm của chủ quản đối với việc đầu tư cho CĐS báo chí còn ở mức thấp (25,27% cơ quan báo chí được chủ quản bố trí nguồn kinh phí CĐS)

(6) Đa số cơ quan báo chí chưa thực hiện thu phí hoặc có thu phí nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa hỗ trợ lại cho hoạt động của báo (2,56% báo chí có thu phí; tỷ lệ tăng doanh thu sau CĐS còn thấp: 15,02%)

(7) Ít quan tâm đến việc nâng cao trải nghiệm cho độc giả, khán giả, thính giả (16,12%); (8) Chưa quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) (định kỳ kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định chỉ chiếm 10,26%)

(9) Ít quan tâm đến bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí trên không gian mạng (chỉ có 4,03% cơ quan báo chí ứng dụng công nghệ để phát hiện, hỗ trợ ngăn chặn vi phạm bản quyền báo chí).

(10) Tỷ lệ cơ quan báo chí ứng dụng công nghệ số để tối ưu hoá quy trình sản xuất tin bài còn ở mức thấp (ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các quy trình nghiệp vụ của tòa soạn và các bộ phận khác để tối ưu hóa hoạt động chỉ chiếm 12,82%; có ứng dựng hệ thống quản trị nội bộ CMS: 19,78%; có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tập trung: 16,72%).

Theo Bộ TT&TT, CĐS báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp Cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

Thực hiện CĐS báo chí là sẵn sàng chấp nhận thử thách, thử nghiệm cái mới và có thể là khó khăn để tham gia vào cuộc chiến trên không gian mạng, đem đến cho độc giả, khán thính giả những nội dung chất lượng, chính xác, khách quan và chân thực. CĐS báo chí có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, nhưng tư duy định hướng phải là tư duy đổi mới tổng thể và toàn diện./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
    TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
Đừng bỏ lỡ
Bức tranh CĐS báo chí 2023: bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng tư duy phải đổi mới tổng thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO