Bằng cách tập trung vào các giải pháp và thúc đẩy đối thoại tích cực, báo chí giải pháp và báo chí kiến tạo thúc đẩy các sáng kiến bền vững và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Hai trong số các cơ quan báo chí chuyển đổi số hàng đầu của Việt Nam là VietnamPlus và VTC News đã minh chứng ứng dụng AI trong tác nghiệp còn thách thức nhưng hữu ích, góp phần chuyển đổi số tại các tòa soạn.
Việc ban hành hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí được kỳ vọng sẽ "gỡ vướng" cho nhiều cơ quan báo chí trong thời gian qua.
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khuyến nghị, mỗi cơ quan báo chí cần có 3 - 4 nguồn thu, trong đó có nguồn thu từ độc giả. Các cơ quan báo chí cũng cần CĐS để tạo ra sản phẩm mới, tạo nguồn thu cho đơn vị.
Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
Tại phiên thảo luận “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn” trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024, những ý kiến, trao đổi của các diễn giả đã gợi mở một số giải pháp cho các cơ quan báo chí.
Hai đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là Cục Báo chí và Cục Thông tin đối ngoại và Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) - Bộ Tư pháp đã thống nhất phối hợp trong công tác truyền thông chính sách (TTCS) pháp luật.
Sau khi ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường độ trưởng thành chuyển đổi số (CĐS) báo chí, Bộ TT&TT đã cụ thể hóa việc hỗ trợ, giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình CĐS, từ đó xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp để CĐS hiệu quả.
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tiếp nhận và ưu tiên giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin, đề nghị làm việc, phối hợp công tác của cơ quan báo chí bằng văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
Báo Kinh tế và Đô thị (KT&ĐT) đã có nhiều giải pháp cụ thể hóa Chiến lược chuyển đổi số (CĐS) báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc sử dụng “duy nhất một cơ sở dữ liệu” cho toàn bộ quy trình sản xuất thông tin khép kín, Truyền hình Thông tấn đã giảm tối đa chi phí sản xuất, tiết kiệm nhân lực, công khai, minh bạch và khẳng định là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số (CĐS), áp dụng công nghệ vào sản xuất phát thanh truyền hình (PTTH) tại Việt Nam.
Các tòa soạn đều đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) theo Chiến lược “CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Song, việc triển khai chiến lược cần rõ ràng, cụ thể, đơn giản mà hiệu quả. Việc CĐS từng công đoạn trong quản trị, tác nghiệp, sản xuất nội dung... chính là bước đệm hướng tới CĐS toàn diện, có hệ thống cho nền báo chí.