Các công ty TMĐT Việt Nam có thể cạnh tranh với Shopee và Lazada?

Hoàng Linh| 17/12/2021 16:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự thành công của các công ty thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế tại Việt Nam đặt ra câu hỏi lớn hơn về việc cần làm gì để các công ty TMĐT trong nước có thể cạnh tranh và giành lợi thế.

Đây là nội dung được đưa ra phân tích trong bài báo "Can Vietnam's homegrown e-commer playsers compete againts Shopee" vừa được trang kr-asia đăng tải.

Theo ấn bản thứ sáu của "Báo cáo Đông Nam Á (SEA) e-Conomy - Những năm 20 bùng nổ: Thập kỷ số Đông Nam Á" của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là một trong những nền kinh tế Internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Nền kinh tế số Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 175% vào năm 2025 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực sau Indonesia với tổng giá trị hàng hóa là 57 triệu USD.

Nền kinh tế Internet Việt Nam hiện được thúc đẩy mạnh bởi lĩnh vực TMĐT, khi lĩnh vực này có tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng 53% vào năm ngoái, từ 8 tỷ USD vào năm 2020 lên 13 tỷ USD vào năm 2021.

Một lý do đằng sau sự tăng trưởng này có thể là do Việt Nam liên tục có thêm người sử Internet mới. Trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam chào đón hơn 8 triệu người tiêu dùng số mới, được xác định là những người dùng đã trả tiền cho bất kỳ loại dịch vụ trực tuyến nào.

Tuy nhiên, theo iPrice Insights, thị trường TMĐT Việt Nam hiện đang bị chi phối bởi hai công ty nước ngoài là Shopee của Sea và Lazada do Alibaba hậu thuẫn. Hai công ty này dẫn đầu về lưu lượng truy cập trang web, tiếp theo là các nền tảng trong nước với Tiki và Sendo lần lượt ở vị trí thứ ba và thứ tư.

Bà Roshan Raj Behera, một đối tác tại công ty nghiên cứu và tư vấn RedSeer trao đổi với kr-asia cho biết: "Những công ty như Shopee và Lazada đã tái vận hành các chiến lược TMĐT trong khu vực và thậm chí toàn cầu tại Việt Nam và đã đạt được sức hút. Các công ty này tuân theo các phương pháp hay nhất về tìm nguồn cung ứng sản phẩm, quan hệ đối tác thương hiệu, logistics, giới thiệu người bán, bán hàng và tiếp thị, dịch vụ khách hàng...".

Sự áp đảo của Shoppee

Theo một nghiên cứu về sở thích của người tiêu dùng do công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab, khoảng 51% người Việt Nam cho biết Shopee là nền tảng mua sắm trực tuyến của họ, tăng 7% so với quý trước. Lazada là nền tảng yêu thích khi có 18% người dùng Việt Nam mua sắm, tiếp theo là Facebook (8%), Tiki (7%) và Sendo (3%).

Shopee cũng dẫn đầu khi nền tảng này có tới 73% người dùng ở các khu vực bên ngoài các thành phố lớn quan tâm, theo sau là Lazada với 48% thị phần, trong khi Tiki và Sendo xếp sau Facebook trong top 5. Hơn nữa, hơn 70% người dùng trẻ tuổi hoặc những người được xác định là thế hệ Z, cũng coi Shopee là nền tảng TMĐT tử tốt nhất.

Behera cho rằng sự tăng trưởng của Shopee là do có rất nhiều sản phẩm và chiết khấu giao hàng được cung cấp trên nền tảng này. "Đây trở thành một đề xuất giá trị mạnh mẽ để khách hàng thử, giao dịch và lặp lại trên nền tảng của Shopee. Shopee cũng đã có thể thiết lập một mô hình kinh doanh kết hợp cả mô hình người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)".

"Người mua có xu hướng "gắn bó" với nền tảng Shopee do sự tiện lợi của việc đặt mua nhiều loại sản phẩm trực tuyến với mức giá cạnh tranh. Việc công ty tập trung vào mô hình C2C mang lại cho họ sự linh hoạt để tiếp cận với nhiều người bán hơn, giúp họ mở rộng quy mô nhanh chóng", Behera cho biết thêm.

Các công ty trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh

Bất chấp bối cảnh TMĐT trong nước đang bị lấn lướt bởi các thương hiệu nước ngoài, các chuyên gia dự báo cuộc chiến giành thị phần sẽ diễn ra gay gắt. "Vẫn có nhiều công ty cạnh tranh thị phần trên thị trường. Do đó, rất nhiều tiền đang được đổ vào lĩnh vực này", Olivier Raussin, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại FEBE Ventures trao đổi với kr-asia.

Ví dụ, Tiki, công ty TMĐT lớn trong nước, đã nhận được khoản đầu tư 258 triệu USD từ công ty bảo hiểm AIA vào tháng 11. Sendo, một công ty TMĐT được thành lập vào năm 2012 với tư cách là một bộ phận của công ty dịch vụ CNTT lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn FPT, đã và đang thu hút vốn đầu tư cho vòng Series D kể từ tháng 7/2020.

Theo thông tin từ trang the-ken.com, một công ty trong nước khác, Society Pass, đã trở thành công ty TMĐT Việt Nam đầu tiên lên sàn chứng khoán Mỹ vào ngày 9/11, khi huy động được 28 triệu USD thông qua IPO trên sàn Nasdaq.

Valerie Vu, người đứng đầu Việt Nam tại công ty VC Venture Capital, trao đổi với kr-asia rằng để cạnh tranh với các gã khổng lồ nước ngoài, các công ty trong nước sẽ phải đầu tư vào việc cải thiện hệ sinh thái của mình và tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp giải pháp thanh toán.

"Trong tương lai gần, tôi dự đoán rằng các nền tảng TMĐT Việt Nam sẽ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để tạo ra một chuỗi cung ứng tinh gọn và hiệu quả hơn về chi phí nhằm rút ngắn thời gian giao hàng, đặc biệt là với sự gia tăng của mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư", Valerie Vu cho biết.

Theo Valerie, các công ty trong nước cũng nên mở rộng sang các ngành dọc khác nhau, từ phân phối hàng tạp hóa tươi sống đến phân phối dược phẩm.

Tiki đã và đang đi theo hướng này. "Tiki đang nhúng một số ứng dụng nhỏ vào nền tảng của mình để trở thành một siêu ứng dụng. Ví dụ, ứng dụng Infina để đầu tư và tiết kiệm, và ứng dụng Ezin để mua các sản phẩm bảo hiểm tùy chỉnh", Valerrie Vũ cho biết thêm.

Infina, ra mắt vào tháng 1/2021, là một ứng dụng đầu tư bán lẻ bán các sản phẩm đầu tư quỹ tương hỗ và thu nhập cố định, trong khi Ezin, được triển khai vào năm 2020, là một thị trường bảo hiểm cho phép các khách hàng lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm từ một loạt các nhà cung cấp.

Công ty TMĐT Việt Nam có thể cạnh tranh với Shopee và Lazada? - Ảnh 1.

Theo Tiki, công ty này cũng điều hành một dịch vụ giao hàng tươi sống là TikiNgon với mức tăng trưởng hàng năm là 2.000%. Tất cả các dịch vụ này đã mang lại mức tăng trưởng hai con số cho Tiki trong hai năm qua.

Cũng đã có thông tin, Tiki và Sendo đã tiến hành đàm phán sáp nhập vào tháng 2/2020. Tuy nhiên, theo DealStreetAsia, cuộc đàm phán dường như đã không thành vào tháng 7 với các nguồn tin được trích dẫn là "các điều khoản có lợi hơn cho Tiki so với Sendo."

Behera cho biết các công ty TMĐT trong nước cũng cần nắm bắt tốt hơn các cơ hội kinh doanh từ thương mại xã hội (social commerce). "Tương tác 1-1 (trên các nền tảng truyền thông xã hội) giúp tăng niềm tin với nhiều người mua sắm sớm hoặc lần đầu. Theo đó, Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác đã rất thành công trong việc tạo thuận lợi cho các giao dịch TMĐT".

Theo Bloomberg, thương mại xã hội chiếm hơn 65% trong nền kinh tế bán lẻ trực tuyến trị giá 22 tỷ USD của Việt Nam. Behera cho rằng các nền tảng TMĐT có thể cung cấp một hệ sinh thái mua sắm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh TMĐT trên mạng xã hội như Facebook.

"Các nền tảng chính thức nên được củng cố tốt hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, logistics, mạng lưới thanh toán cũng như dịch vụ khách hàng tốt hơn".

Behera cho biết "vấn đề còn là thời gian" đối với các công ty trong nước để điều chỉnh và tinh chỉnh cách tiếp cận của mình nhằm tăng cơ hội thị trường của mình./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Các công ty TMĐT Việt Nam có thể cạnh tranh với Shopee và Lazada?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO