Các hoạt động nổi bật của Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc tháng 7

Phương Lê (tổng hợp)| 13/08/2020 10:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong tháng 7, dưới sự chủ trì của Đức (nước Chủ tịch Hội đồng Bảo An tháng 7), HĐBA đã tiến hành tổng cộng 36 cuộc họp cấp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn, cơ bản đều theo hình thức trực tuyến.

HĐBA đã thông qua 16 văn kiện trong đó có 6 Nghị quyết (NQ), 1 Tuyên bố của Chủ tịch HĐBA, 6 Tuyên bố báo chí và 3 Thông tin báo chí. HĐBA cũng đã thông qua báo cáo năm 2019 của HĐBA gửi Đại Hội đồng LHQ theo quy định. Việt Nam tiếp tục tham gia HĐBA trên nguyên tắc độc lập, tự chủ, tích cực, có trách nhiệm và cân bằng, ủng hộ việc tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đóng góp tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột khu vực và quốc tế thông qua đàm phán, thương lượng hòa bình, kết hợp đề cao các nỗ lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực.

Những "lần đầu tiên"

Ngày 2/7, HĐBA đã tổ chức Phiên thảo luận mở trực tuyến về "Đại dịch và An ninh" do Bộ trưởng Ngoại giao Đức chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Pháp, Estonia, Tunisia, Quốc vụ khanh Anh, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước HĐBA khác.

Các nước thành viên HĐBA đều ghi nhận tác động của Covid-19 đến hòa bình và an ninh quốc tế; đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan LHQ và Tổng Thư ký (TTK) trong việc hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch; ủng hộ Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của TTK LHQ; đánh giá cao nỗ lực của Pháp và Tunisia trong thúc đẩy HĐBA thông qua NQ 2532 (2020) về Covid-19 với 15 phiếu thuận.

Phiên thảo luận mở này về Covid-19 là sự kiện cấp cao "mở màn" tháng Chủ tịch HĐBA do Đức đảm nhiệm được tổ chức chỉ một ngày sau khi HĐBA thông qua NQ 2532 về Covid-19 với nội dung chính kêu gọi ngừng bắn toàn cầu.

Các hoạt động nổi bật của Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc tháng 7 - Ảnh 1.

Các nước thành viên của HĐBA đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan LHQ và Tổng Thư ký trong việc hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch (Ảnh: N.H)

Việc HĐBA lần đầu ra NQ về Covid-19 (sau 3 tháng đàm phán khó khăn) và tổ chức sự kiện này đã đáp ứng quan tâm, mong đợi của cộng đồng quốc tế về việc HĐBA cần có thông điệp chính trị mạnh mẽ để cùng cộng đồng quốc tế đối phó với đại dịch. Tuy vậy, tại cuộc họp cũng cho thấy các nước còn có quan điểm khác nhau về tác động của đại dịch Covid-19 đối với hòa bình, an ninh quốc tế, trong đó có việc HĐBA mở rộng phạm vi thảo luận sang các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, vai trò của WHO trong việc ứng phó dịch bệnh…

Việt Nam cũng đã tích cực tham gia đóng góp vào thảo luận, thương lượng các dự thảo văn kiện của HĐBA liên quan đến Covid-19 ngay từ giai đoạn đầu (cuối tháng 3/2020), trong đó có NQ 2532 . Nhiều đóng góp của Việt Nam  được các nước đánh giá cao và nhất trí phản ánh, góp phần tích cực thúc đẩy đoàn kết, phối hợp toàn cầu trong ứng phó với Covid-19, nhất là phát huy vai trò của HĐBA dù còn khác biệt.

Bên cạnh vấn đề Covid-19, trong tháng 7, lần đầu tiên HĐBA thảo luận khía cạnh nhân quyền trong Gìn giữ hòa bình (GGHB).  Ngày 7/7, HĐBA đã họp trực tuyến mở về chủ đề "Hoạt động hoà bình và Quyền con người" dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer.

Việc khía cạnh nhân quyền trong các hoạt động GGHB được thảo luận chính thức tại HĐBA lần đầu tiên cho thấy quan tâm chung của các nước thành viên HĐBA trong bối cảnh các hoạt động GGHB đứng trước nhiều thách thức về chức năng nhiệm vụ do tính chất phức tạp đan xen, đa dạng và đa chiều của các cuộc xung đột quốc tế, khu vực.

Tuy nhiên, cách tiếp cận giữa các nước còn có sự khác biệt nhất định: trong khi các nước phương Tây nêu đậm việc lồng ghép khía cạnh nhân quyền vào chức năng nhiệm vụ của các Phái bộ thì Nga/Trung Quốc bày tỏ quan ngại về việc chính trị hóa các vấn đề quyền con người; nhiều nước đang phát triển cho rằng cần đề cao nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ trong triển khai hoạt động GGHB.

Phát biểu tại cuộc họp, Việt Nam nhắc lại các nguyên tắc cơ bản của hoạt động hoà bình và trách nhiệm hàng đầu của nước chủ nhà trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; các hoạt động gìn giữ hoà bình cần hỗ trợ quá trình này một cách tích cực, tuân thủ các nguyên tắc trên cũng như tôn trọng các đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hoá sở tại.

Việt Nam yêu cầu các phái bộ phải bảo đảm tính chính xác và trung lập của việc thu thập thông tin trong quá trình giám sát, báo cáo và phân tích về tình hình nhân quyền; các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và những người bị buộc rời khỏi nơi cư trú cần đặc biệt được quan tâm; lưu ý lực lượng GGHB phải là lực lượng tiên phong trong việc tuân thủ quyền con người và được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng liên quan cả trước và trong giai đoạn đóng quân; các phái bộ phải thực hiện và giám sát thực hiện các quy định liên quan của LHQ trong lĩnh vực này.

Tiếp tục các chủ đề "nóng"

Các vấn đề Syria, Yemen và Lybia tiếp tục là những chủ đề "nóng" được HĐBA thảo luận tích cực trong tháng 7. Ngày 12/7, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 2533 với 12 phiếu thuận, 3 phiếu trắng (Nga, Trung Quốc, CH Dominicana) gia hạn cơ chế hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới cho Syria qua cửa khẩu Bab al-Hawa trong vòng 12 tháng. Trước đó, 5 dự thảo Nghị quyết (NQ) lần lượt do Đức/Bỉ và Nga đề xuất bị phủ quyết hoặc không được thông qua.

Vấn đề Syria tiếp tục cho thấy mâu thuẫn sâu sắc giữa Nga/Trung Quốc và Mỹ/phương Tây trong vấn đề sát sườn về lợi ích. Mâu thuẫn này được đẩy lên đỉnh điểm và thể hiện rõ nét thông qua quá trình đàm phán NQ gia hạn cơ chế hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới cho Syria, khi lần đầu tiên có hai nước thường trực HĐBA (P5) sử dụng quyền phủ quyết trong năm 2020.

Mặc dù còn nhiều tranh luận về khả năng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ nhân đạo ở Syria trong bối cảnh Covid-19, việc NQ được thông qua đã cho phép hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Syria được tiếp tục gia hạn thêm 1 năm. Trong thời gian tới, các khía cạnh khác của hồ sơ Syria như chính trị, vũ khí hóa học dự kiến sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Đối với vấn đề Syria, Việt Nam khẳng định lập trường ủng hộ cứu trợ nhân đạo cho người dân đang có nhu cầu khẩn cấp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Việt Nam chủ động tham gia quá trình thương lượng, tham vấn, tính đến quan tâm và lợi ích của Chính phủ Syria và các nước, đối tác liên quan; nỗ lực trao đổi trên tinh thần thiện chí và xây dựng hướng tới giải pháp nhằm thu hẹp khác biệt giữa các bên.

Các hoạt động nổi bật của Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc tháng 7 - Ảnh 2.

Các cuộc họp của HĐBA cơ bản theo hình thức trực tuyến (Ảnh: Nhật Hạ).

Trước tình hình phức tạp tại Yemen, ngày 15/7, HĐBA đã họp trực tuyến về tình hình tàu chở dầu FSO Safer tại Yemen với sự tham dự của ông Mark Lowcock, Phó TTK LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo, bà Inger Andersen, Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và các nước liên quan, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Yemen, Đại sứ Ai Cập và Saudi Arabia tại LHQ.

Các thành viên HĐBA bày tỏ lạc quan song thận trọng trước thông báo hôm 13/7 của Houthi, kêu gọi Houthi và các bên liên quan tạo điều kiện cho Nhóm Chuyên gia LHQ, nhấn mạnh cần ngăn chặn thảm hoạ môi trường và nhân đạo. Mỹ, Anh, Pháp bày tỏ quan ngại và nghi ngờ cam kết của lực lượng Houthi. Nga khẳng định quan tâm theo dõi song quan ngại việc một số nước tận dụng dịp này để đe doạ và gây sức ép lên Houthi. Trung Quốc khuyến khích các bên đối thoại.

Phát biểu tại cuộc họp, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt lực lượng Houthi tạo mọi điều kiện nhằm hỗ trợ thực chất cho Nhóm chuyên gia LHQ thực hiện nhiệm vụ, kêu gọi các bên liên quan hợp tác, đối thoại để giải quyết các khác biệt về việc sử dụng tiền thu được từ việc bán dầu trên tàu FSO Safer.

Ngày 08/7, HĐBA đã họp thảo luận mở trực tuyến về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao (BTNG) Đức, với sự tham dự của đại diện chính phủ Libya, các nước và tổ chức tham dự Hội nghị Berlin về Libya cùng một số nước trong khu vực.

Trong phát biểu, Việt Nam tái khẳng định cần thúc đẩy các cam kết tại Hội nghị Berlin về Libya; kêu gọi chấm dứt chiến sự ngay lập tức và tái đàm phán theo tiến trình ba kênh; ghi nhận nỗ lực của LHQ, UNSMIL, các nước và tổ chức khu vực trong thúc đẩy tiến trình hòa bình; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA với Libya; chia sẻ sự cần thiết của việc bổ nhiệm Đại diện đặc biệt mới của TTK về Libya.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Các hoạt động nổi bật của Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc tháng 7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO