Cần thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong mua bán nhà đất, y tế, giáo dục

Lan Phương| 20/09/2019 16:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số (CKS) trong các lĩnh vực, ngành nghề sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Tại Hội nghị “Chữ ký số và xác thực điện tử: 5 năm phát triển và triển vọng” do Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) thuộc Bộ TTTT tổ chức ngày 19/9, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP MISA cho biết: Trong suốt những năm vừa qua, ứng dụng CKS đã đóng góp không nhỏ chuyển đổi số. Theo đó, cần tiếp tục thúc đẩy sử dụng CKS trong các ngành.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, trong thời gian qua, CKS ứng dụng chủ yếu trong các ngành thuế, bảo hiểm, hải quan. Các đơn vị này đã đưa ra những chính sách rất quyết liệt về thời hạn, điều kiện giao dịch điện tử để doanh nghiệp (DN) triển khai như 100% DN trong 2 năm phải kê khai thuế điện tử, chuyển sang hoá đơn điện tử… Điều này thúc đẩy ứng dụng CKS mạnh mẽ trong ngành thuế.

Theo ông Hoàng, hiện có nhiều ngành nếu ứng dụng được CKS sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho xã hội, người dân như ngành Tài nguyên và Môi trường có thể áp dụng CKS cho mua bán nhà đất. Hiện nay, người dân đi mua, bán nhà đất rất vất vả vì phải đi công chứng chứng thực… thậm chí ký rồi mà còn phải điểm chỉ mất nhiều thời gian. Nếu ngành Tài nguyên và Môi trường ứng dụng CKS thì người dân thay vì ký giấy, ký tay có thể chuyển sang ký số. Hay ngành Giáo dục cũng có thể áp dụng CKS cho học bạ của học sinh, hay việc xin học. Ngành Y tế có thể áp dụng CKS để bác sĩ cũng có thể ký số cho đơn thuốc… Việc đẩy mạnh ứng dụng CKS cho các ngành, các lĩnh vực chính là chuyển đổi số.

Bộ TTTT có thể đề xuất và yêu cầu các bộ, ngành sớm áp dụng CKS cho cung cấp dịch vụ công đúng theo tinh thần của Thủ tướng về chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cung cấp CKS sẽ tham gia đồng hành”, ông Hoàng cho hay.

Đại diện của CMC CA tại Hội nghị cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TTTT xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, vậy nên, cần đưa CKS, xác thực điện tử trở thành một thành phần quan trọng trong chuyển đổi số quốc gia.

Nói về ứng dụng CKS trong ngành Thuế, bà Nguyễn Thu Trà, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Tổng cục Thuế cho biết Tổng cục Thuế có thể nói là đơn vị đầu tiên trên cả nước đưa CKS vào sử dụng trên phạm vi rộng. Hiện nay đã có hơn 740.000 DN hoạt động sử dụng CKS. Tỷ lệ khai, nộp thuế điện tử đạt trên 99%.

Với kết quả triển khai này, có thể khẳng định vai trò, ý nghĩa của CKS trong việc đảm bảo tính an toàn và xác thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế nói riêng, lĩnh vực tài chính nói chung.

Bà Trà cũng cho hay đa số DN đã thấy lợi ích của việc khai, nộp thuế điện tử, đã chủ động trang bị CKS để sử dụng dịch vụ thuế điện tử. Các cơ quan thuế đã chủ động tuyên truyền CKS ngay khi DN mới thành lập.

Để tiếp tục thúc đẩy CKS trong lĩnh vực này, bà Trà kiến nghị cần tiếp tục mở rộng, áp dụng CKS trong các giao dịch điện tử và nghiên cứu phương án xác thực cho cá nhân.

Cho biết về ứng dụng CKS của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH), ông Đinh Đức Long, BHXH Việt Nam cho biết năm 2015, BHXH đã khai trương hệ thống giao dịch điện tử, đánh dấu một bước đột phá của ngành trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, các đơn vị, tổ chức lựa chọn giao dịch điện tử, cấp số bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế thông qua cổng BHXH.

Thông qua hệ thống giao dịch điện tử, ông Long cho biết BHXH Việt Nam đã thực hiện giao dịch trực tuyến đến gần 500 đơn vị sự nghiệp hoạt động trên toàn quốc. Kết quả này có được là nhờ ứng dụng CKS trong giao dịch điện tử.

BHXH Việt Nam đã khai thác hiệu quả cao các dịch vụ công trực tuyến, số lượng hồ sơ trực tuyến được giải quyết trong những năm gần đây rất cao bình quân khoảng hàng chục triệu hồ sơ một năm, trong đó, số lượng hồ sơ trực tuyến nhiều nhất thuộc về BHXH, bảo hiểm y tế, thất nghiệp… Số lượng đơn vị giao dịch điện tử có sử dụng CKS là hơn 400.000, số đơn vị sử dụng CKS chuyên dùng là hơn 4000.

Theo số liệu của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, năm 2015, thị trường CKS công cộng có 09 CA công cộng được cấp phép (gồm có: VNPT-CA, Viettel-CA, FPT-CA, BKAV-CA, CA2, Newtel-CA, Safe-CA, SmartSign, CK-CA) với khoảng hơn 800.000 chứng thư số hoạt động (31/12/2016).

Tính đến hết quý II/2019, thị trường CKS công cộng có 12 CA công cộng được cấp phép (gồm có: 8 CA hoạt động từ năm 2015 và 04 CA cấp phép mới là EFY, Trust, Misa, CMC) với khoảng hơn 1.000.000 chứng thư số đang hoạt động (tăng trưởng hơn 20% so với năm 2016).

Nhận định về sự phát triển của CKS Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Hùng, Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết bức tranh chung về CKS tại Việt Nam đã được hình thành. CKS công cộng phát triển bền vững và có sự tăng trưởng, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm.

Tuy nhiên, ông Hùng cho biết các nước phát triển mạnh về CNTT, chính phủ điện tử coi CKS là dịch vụ mặc định nên cần có giải pháp khác nhau thúc đẩy CKS. Trong thời gian tới với vai trò thúc đẩy CKS tại Việt Nam trong những năm qua, NEAC cần tiếp tục thúc đẩy, phổ cập CKS và đảm bảo ATTT cho chính phủ điện tử, phấn đấu đến năm 2025 đưa Việt Nam vào Top 4 ASEAN về chính phủ điện tử.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Cần thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong mua bán nhà đất, y tế, giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO