CĐS nông nghiệp với phương châm "3 cùng"

TH| 30/06/2022 05:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong vài năm trở lại đây, chuyển đổi số (CĐS) đang là xu thế tất yếu của các ngành, các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. CĐS trong nông nghiệp không chỉ là câu chuyện ứng dụng công nghệ tạo thêm những giá trị thặng dư cho nền kinh tế, mà để giúp hàng chục triệu hộ nông dân tiếp cận, cập nhật tri thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới, sẵn lòng thay đổi, để hoà nhịp xu thế phát triển.

CĐS - xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

Nhiều quốc gia đã nắm bắt sớm cơ hội và nhanh chóng CĐS nông nghiệp bài bản và hiệu quả như: Isarel cho ra đời nhiều công nghệ bảo quản, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN); Thái Lan xây dựng nền tảng hệ thống thông tin, áp dụng công nghệ số về cảm biến, phần mềm quản lý trang trại, trí tuệ nhân tạo (AI) và robot mà ví dụ điển hình là chuỗi cung ứng gạo; Trung Quốc tích hợp và ứng dụng các thiết bị thông minh vào hoạt động giám sát, phun thuốc, bón phân, khảo sát thực địa diện tích SXNN một cách chính xác, tự động.

Tại Việt Nam, nông nghiệp đang là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp hơn 15% vào GDP và chiếm đến hơn 40% lực lượng lao động cả nước. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên CĐS trước.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng môi trường pháp lý phù hợp cho ứng dụng CNTT, triển khai các hệ thống kết nối liên thông Chính phủ; xây dựng Cổng thông tin trực tuyến và Một cửa điện tử; kết nối mạng diện rộng với hệ thống máy chủ được ảo hóa tới 60%; xây dựng 113 loại cơ sở dữ liệu (CSDL) và 32 phần mềm chuyên ngành...

Bộ NN&PTNT xác định tầm nhìn đến năm 2030 phải tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ "SXNN" sang "kinh tế nông nghiệp"; phát triển theo hướng nông nghiệp thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng trong nền kinh tế - với 5 yếu tố then chốt là: CSDL số nông nghiệp; số hóa SXNN; phân tích dữ liệu lớn; số hóa bán hàng sản phẩm nông nghiệp; số hóa quy trình xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước.

Sớm nhìn nhận được xu hướng tất yếu của CĐS, Tập đoàn Lộc Trời đã từng bước xây dựng kế hoạch triển khai cùng bà con nông dân với mục tiêu gia tăng hiệu quả, góp phần tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế số. Trong những năm gần đây, Lộc Trời tích cực trong ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến vào chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp bền vững.

CĐS với phương châm "3 cùng"

Khác với các lĩnh vực khác, nơi mà người lao động trực tiếp sử dụng và có cơ hội tiếp xúc với công nghệ hàng ngày, CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp không hề đơn giản và gặp rất nhiều thách thức. Với đội ngũ "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), Tập đoàn Lộc Trời với gần 1.300 kỹ thuật viên nông nghiệp theo cách truyền thống nên chưa nhanh nhạy ứng dụng công nghệ trong công việc hàng ngày. 

Thêm vào đó hầu hết bà con nông dân trình độ không đồng đều và cũng hạn chế về điều kiện tiếp cận và thói quen sử dụng công nghệ. Do đó, khi quyết định triển khai hoạt động sản xuất quy mô lớn phải đi đôi với việc thực hiện chiến lược CĐS để đáp ứng khối lượng công việc dồn về theo mùa, đội ngũ "3 cùng" đã sát cánh với bà con nông dân ngay từ khâu tuyên truyền, thuyết phục và nâng cao nhận thức cho bà con.

Không chỉ vậy, Lộc Trời còn phân tích và đánh giá quy trình nào cần chuyển đổi trước, quy trình nào có thể chuyển sau để bà con không bỡ ngỡ, từng bước làm quen với công nghệ số mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Cùng nông dân phát triển bền vững

Đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của hầu hết bà con nông dân và doanh nghiệp (DN). Mọi hoạt động mua bán vật tư nguyên liệu bị ngừng trệ và các chuỗi cung ứng sản xuất bị đứt gãy.

Trước tình cảnh bà con Đồng bằng sông Cửu Long bị thương lái bỏ cọc do không thể thu mua, ban lãnh đạo Lộc Trời cùng sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương đã quyết định đứng ra tổ chức thu mua và bình ổn giá lúa cho bà con. Chỉ trong vòng một tuần, Lộc Trời đã xây dựng thành công ứng dụng dùng cho đội ngũ "3 cùng" để cập nhật thông tin đăng kí bán lúa từ nông dân và điều phối hoạt động vận chuyển trên nền tảng ứng dụng Power App của Microsoft, góp phần chia sẻ khó khăn với bà con nông dân trong bối cảnh bất ổn của đại dịch.

Ông Cao Gia Huấn, Trưởng ban CNTT của Tập đoàn Lộc Trời, cho biết: "Trong thời điểm giãn cách cuối vụ hè thu năm 2021, khi việc thu mua và vận chuyển lúa của nông dân gặp rất nhiều khó khăn do các quy định nghiêm ngặt của cơ quan nhà nước, Lộc Trời đã triển khai thành công nhiều biện pháp thu mua lúa không tiếp xúc, từ đó góp phần bình ổn giá lúa".

Để thực hiện được điều đó, Lộc Trời đã từng bước triển khai số hóa theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, Lộc Trời số hóa văn phòng với Microsoft 365 ngay trước khi đại dịch bùng phát lần đầu tiên tại Việt Nam. Do đó, mỗi khi các địa phương phải giãn cách xã hội, Lộc Trời vẫn đảm bảo các hoạt động kinh doanh một cách đồng bộ và xuyên suốt cho nhân viên của tập đoàn trên nền tảng cộng tác Microsoft Teams, Yammer và Sharepoint.

Trong giai đoạn 2, Lộc Trời đã quyết định chuyển toàn bộ các hệ thống hạ tầng lên nền tảng đám mây Microsoft Azure và từng bước số hóa các quy trình nội bộ với Power Platform. Nhờ đó, trong các giai đoạn bùng phát đại dịch, hơn 3.600 nhân viên của tập đoàn đều có thể tiếp cận dữ liệu từ xa một cách linh hoạt và an toàn nhờ phương thức xác thực đa yếu tố và khai phá tối đa các nguồn dữ liệu đang có với Power BI để thúc đẩy phát triển kinh doanh hiệu quả.

CĐS, xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững gắn với người nông dân - Ảnh 1.

Lộc Trời ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ phòng ngừa sâu đầu đen hại dừa tại Vĩnh Long

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho biết Tập đoàn đã thực hiện CĐS trong công tác điều hành chung như: ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống văn phòng điện tử E-office,... mang đến các lợi ích như quản lý chặt chẽ, hiệu quả giữa các nguồn lực về tài chính, nhân sự, cơ sở hạ tầng DN; tăng tính minh bạch và tiết kiệm chi phí, thời gian, đề cao trách nhiệm cá nhân,… Đồng thời sử dụng tối đa các ứng dụng họp trực tuyến trên các nền tảng khác nhau như Teams, Zoom,… để giữ kết nối thông suốt giữa các văn phòng của tập đoàn khắp các địa phương, đặc biệt hiệu quả trong thời kỳ đại dịch.

Trong hoạt động SXNN, tập đoàn Lộc Trời đã ứng dụng bản đồ số để tổ chức cánh đồng lớn, ứng dụng thiết bị bay không người lái, hệ thống mã số vùng trồng ứng dụng blockchain trong sản xuất, nhật ký đồng ruộng điện tử trong hoạt động canh tác nhằm phát hiện và xử lý sâu bệnh, dịch hại sớm và hiệu quả trên diện rộng. Tập đoàn còn sử dụng thêm các phần mềm quản trị hệ thống phân phối như nRMS, TMS,… để quản lý sản xuất quy mô lớn và đồng bộ, xử lý khối lượng dữ liệu lớn khoảng 300 triệu tỷ tác vụ/năm.

Nhờ những quyết định số hóa kịp thời và đúng đắn, trong hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, Tập đoàn Lộc Trời đã không gặp phải bất kỳ sự gián đoạn nào trong SXKD, ngược lại Tập đoàn vẫn tăng trưởng đều và đạt được kết quả ấn tượng. Năm 2021, doanh thu của Lộc Trời tăng 36%, đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế đạt 105% so với kế hoạch và tăng 14% so với năm 2020.

Với đội ngũ nhân viên 3.600 người, trong đó có gần 1.200 kỹ sư - kỹ thuật viên nông nghiệp - 3 cùng, Tập đoàn Lộc Trời hiện đang hỗ trợ canh tác cho hơn 200.000 hộ nông dân với tổng diện tích trên 1 triệu hecta lúa, hoa màu và cây ăn trái, xuất khẩu khoảng 100.000 tấn lúa hàng năm đến hơn 40 quốc gia, trong đó có rất nhiều nước thuộc các thị trường "khó tính" như: Anh, Mỹ, châu Âu,…

Tập đoàn Lộc Trời cũng trở thành thương hiệu Quốc gia và là 1 trong 12 DN tiêu biểu kỷ niệm 30 năm đổi mới đất nước và nhiều giải thưởng danh giá khác./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
CĐS nông nghiệp với phương châm "3 cùng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO