Tạp chí online

Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Nhật Bản

Trần Thị Thu Hương, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN; Nguyễn Đức Minh, Bộ KH&CN 11/04/2024 14:45

Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Chiến lược quốc gia về hydrogen [1] (năm 2017). Chiến lược hydrogen của Nhật Bản hướng tới 3E+S, có nghĩa là: an ninh năng lượng (Energy security), môi trường bền vững (Environmental sustainability), hiệu quả kinh tế (Economic efficiency) và an toàn (Safety).

Đặc biệt, Nhật Bản đã xác định an ninh năng lượng, tự cung tự cấp và giảm phát thải CO2 là những thách thức chính cần vượt qua thông qua phát triển công nghệ hydrogen. Tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng của Nhật Bản thấp thứ hai trong số các nước OECD vì 94% nguồn cung cấp năng lượng có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Trong kế hoạch năng lượng chiến lược sửa đổi, mục tiêu năng lượng hydrogen và amoniac chiếm 1% tổng năng lượng vào năm 2030 (dầu mỏ 2%, than đá 19%, khí hóa lỏng 20%, năng lượng hạt nhân 20 - 22%, năng lượng tái tạo 36 - 38%).

Năm 2020, Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050, đưa ngành công nghiệp hydrogen là một trong những ưu tiên chiến lược của Chiến lược tăng trưởng xanh. Ở cấp độ cao, Nhật Bản đã xác định mục tiêu sử dụng hydrogen để giảm phát thải carbon trong các lĩnh vực như sản xuất điện (pin nhiên liệu, tuabin), vận tải (ô tô, máy bay, đường sắt, tàu sân bay, tàu thuỷ...) và các ngành công nghiệp (sản xuất thép, hóa chất, lọc dầu...).

hydrogen-1.png

Để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế, Nhật Bản tập trung vào phát triển tuabin phát điện hydrogen, phương tiện sử dụng pin nhiên liệu (bao gồm xe tải pin nhiên liệu) và sản xuất thép sử dụng phương pháp khử hydro [2]. Các lĩnh vực được ưu tiên lựa chọn dựa trên cơ sở các công ty Nhật Bản đang sở hữu công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Nội dung chính trong chiến lược hydrogen sửa đổi của Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản coi phát triển hydrogen là một mũi tên nhằm đạt được 3 mục tiêu cùng lúc, đó là: khử carbon, cung cấp năng lượng ổn định và tăng trưởng kinh tế. Tháng 6/2023, lần đầu tiên sau 6 năm, Nhật Bản sửa đổi chiến lược hydrogen, trong đó không chỉ đề cập đến hydrogen mà còn cả amoniac, khí metal tổng hợp và nhiên liệu tổng hợp. Với ước tính thị trường hydrogen toàn cầu dự kiến sẽ tạo ra 2,5 nghìn tỷ USD doanh thu mỗi năm và 30 triệu việc làm vào năm 2050, chiến lược sửa đổi đã đặt ra 4 mục tiêu chính sau:

1) Tăng nguồn cung hydrogen và amoniac ở Nhật Bản lên 3 triệu tấn vào năm 2030, lên 12 triệu tấn vào năm 2040 (mục tiêu này mới được thêm vào trong chiến lược sửa đổi lần này) và lên 20 triệu tấn vào năm 2050;

2) Giảm chi phí cung cấp hydrogen ở Nhật Bản từ 100 JPY/Nm3 hiện nay3 xuống 30 JPY/Nm3 vào năm 2030 và 20 JPY/Nm3 vào năm 2050;

3) Tăng số lượng thiết bị điện phân nước (trong đó có các bộ phận, chi tiết do Nhật Bản sản xuất) với tổng công suất trong toàn cầu lên đến khoảng 15GW vào năm 2030, khi đó ước tính sản lượng toàn cầu là 134GW vào năm 2030;

4) Thu hút đầu tư công và tư vào chuỗi cung ứng hydrogen và amoniac, trị giá hơn 15 nghìn tỷ JPY (khoảng 107,5 tỷ USD) trong 15 năm tới.

Nếu Nhật Bản có thể đạt được mức cung cấp 12 triệu tấn hydrogen vào năm 2040 thì tức là mức cung sẽ tăng gấp sáu lần so với mức hiện tại. Nếu chi phí có thể đạt được mức 30 JPY trên mỗi Nm3 vào năm 2030 thì tức là mức giá sàn hydrogen mà còn cả amoniac, khí metal tổng hợp và nhiên liệu tổng hợp. Với ước tính thị trường hydrogen toàn cầu dự kiến sẽ tạo ra 2,5 nghìn tỷ USD doanh thu mỗi năm và 30 triệu việc làm vào năm 2050, chiến lược sửa đổi đã đặt ra 4 mục tiêu chính sau:

1) Tăng nguồn cung hydrogen và amoniac ở Nhật Bản lên 3 triệu tấn vào năm 2030, lên 12 triệu tấn vào năm 2040 (mục tiêu này mới được thêm vào trong chiến lược sửa đổi lần này) và lên 20 triệu tấn vào năm 2050;

2) Giảm chi phí cung cấp hydrogen ở Nhật Bản từ 100 JPY/Nm3 hiện nay [3] xuống 30 JPY/Nm3 vào năm 2030 và 20 JPY/Nm3 vào năm 2050;

3) Tăng số lượng thiết bị điện phân nước (trong đó có các bộ phận, chi tiết do Nhật Bản sản xuất) với tổng công suất trong toàn cầu lên đến khoảng 15GW vào năm 2030, khi đó ước tính sản lượng toàn cầu là 134GW vào năm 2030;

4) Thu hút đầu tư công và tư vào chuỗi cung ứng hydrogen và amoniac, trị giá hơn 15.000 tỷ JPY (khoảng 107,5 tỷ USD) trong 15 năm tới.

hydrogen-2.png

Nếu Nhật Bản có thể đạt được mức cung cấp 12 triệu tấn hydrogen vào năm 2040 thì tức là mức cung sẽ tăng gấp sáu lần so với mức hiện tại. Nếu chi phí có thể đạt được mức 30 JPY trên mỗi Nm3 vào năm 2030 thì tức là mức giá sản xuất sẽ bằng khoảng một phần ba so với hiện tại. Nếu sản lượng có thể đạt được ở mức 15GW vào năm 2030 thì tức là sẽ tương đương với khoảng hơn 10% thị phần thế giới (134GW) vào thời điểm đó.

Để đạt được các mục tiêu chính trên, trong chiến lược sửa đổi lần này, Nhật Bản đưa ra một khái niệm mới gọi là “Chiến lược công nghiệp hydrogen”, trong đó xác định các lĩnh vực công nghệ tiên tiến cụ thể mà các công ty Nhật Bản có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể là:

1- Cung cấp hydrogen (bao gồm sản xuất hydrogen và chuỗi cung ứng hydrogen);

2- Máy phát điện khử carbon;
3- Pin nhiên liệu;
4- Sử dụng hydrogen (bao gồm ứng dụng trong các ngành sắt/thép, hóa chất và tàu chạy bằng nhiên liệu hydrogen);

5- Các hợp chất hydrogen (bao gồm nhiên liệu amoniac và các sản phẩm tái chế carbon).

Đối với sản xuất hydrogen: Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các công nghệ cải thiện hiệu suất và độ bền của các cấu phần trong quá trình sản xuất hydrogen, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ các hoạt động trình diễn công nghệ, mở rộng tăng cường năng lực sản xuất đối với máy điện phân nước và các thành phần của thiết bị thông qua Quỹ Đổi mới xanh.

Đối với phát triển chuỗi cung ứng hydrogen:

Chính phủ Nhật Bản tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất và phát triển nguồn nhân lực tại Nhật Bản; tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản tại các thị trường châu Âu và nước ngoài thông qua hợp tác với các công ty đối tác và các chiến dịch bán hàng cấp cao nhất. Trong giao thông vận tải biển, Chính phủ sẽ thúc đẩy các hoạt động trình diễn, giới thiệu các tàu chở hydrogen ở quy mô lớn và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất tàu vận tải biển trong nước thông qua Quỹ Đổi mới xanh và các sáng kiến khác.

Đối với máy phát điện khử carbon: Phát triển và thương mại hóa lò đốt đáp ứng lượng khí thải CO2 tiêu chuẩn 270g/kWh để sản xuất điện chạy bằng khí đốt. Việc giới thiệu công nghệ phát điện hydrogen vừa có ý nghĩa trong việc giảm chi phí chuỗi cung ứng, đồng thời nắm bắt các xu hướng phát triển công nghệ liên quan đến việc cung cấp hydrogen.

Đối với pin nhiên liệu: Sở hữu thế mạnh trong công nghệ sản xuất pin nhiên liệu, Nhật Bản sớm đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại hóa pin nhiên liệu để vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là đẩy mạnh việc giảm chi phí bằng cách phát triển chiến lược công nghiệp tập trung vào thị trường trong và ngoài nước, trong đó pin nhiên liệu chính là phần cốt lõi trong cả các ứng dụng riêng lẻ và chuỗi giá trị.

Đối với việc sử dụng hydrogen trong các ngành công nghiệp: Tăng cường hỗ trợ triển khai các công nghệ carbon thấp sử dụng hydrogen và phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp hydrogen trong các ngành công nghiệp sản xuất thép khử carbon; Hỗ trợ thiết lập các công nghệ sản xuất sản phẩm hóa chất khử carbon (nhựa và các sản phẩm khác làm từ CO2) và phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp hydrogen; Thúc đẩy các sáng kiến trong các lĩnh vực vận chuyển, đóng tàu, máy móc hàng hải đối với tàu chạy nhiên liệu hydrogen.

Đối với các hợp chất hydrogen (nhiên liệu amoniac và các sản phẩm tái chế carbon):

Amoniac đang thu hút sự chú ý của các quốc gia với vai trò là một chất mang hydrogen. Do đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ phát triển công nghệ “bẻ khóa” amoniac hiệu quả để có thể xem xét việc sử dụng amoniac làm chất mang hydrogen. Với công nghệ sản xuất amoniac có tính độc quyền trên thế giới, trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ ký kết các thỏa thuận liên minh với các nhà cấp phép độc quyền ở nước ngoài đối với các dự án thiết kế, mua sắm và xây dựng các cơ sở sản xuất amoniac, nhằm mở rộng sang thị trường quốc tế.

Hydrogen đóng vai trò rất cần thiết trong sản xuất các sản phẩm tái chế carbon như khí metal tổng hợp và nhiên liệu tổng hợp, cũng như khí dầu mỏ hóa lỏng và các hóa chất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản sẽ thúc đẩy phát triển và triển khai công khai các công nghệ tái chế carbon sử dụng trong các lĩnh vực phi công nghiệp và các công nghệ khử carbon để trực tiếp cắt giảm phát thải khí nhà kính và mở rộng nhu cầu về hydrogen.

Để đạt được tất cả những điều trên, tầm quan trọng của các quy định an toàn trong thúc đẩy phát triển hydrogen là không thể thiếu. Trước khi việc sử dụng hydro toàn diện bắt đầu và theo quan điểm xây dựng lộ trình đến năm 2050, Chính phủ sẽ ban hành báo cáo tạm thời về Chiến lược tổng thể an toàn hydrogen như một kế hoạch hành động đối với khu vực công và tư nhân hướng tới việc phát triển hệ thống quy định an toàn bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng.

Một nội dung tiếp cận mới trong chiến lược hydrogen sửa đổi lần này chính là trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản trong việc thiết lập chuỗi cung ứng hydrogen và phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên “cường độ carbon”. Điều này có nghĩa là các dự án được tài trợ dựa trên ngưỡng hydrogen sạch, dựa trên cường độ carbon, chứ không phải do “màu sắc” của hydrogen. Chính phủ sẽ tuân theo phương pháp tính cường độ carbon [4] để đặt ra các mục tiêu carbon thấp tương đương với cấp độ quốc tế và thúc đẩy việc giới thiệu hydrogen đáp ứng các mục tiêu này [5].

Cơ chế tài chính và nguồn lực cần thiết triển khai chiến lược hydrogen và các chiến lược liên quan của Nhật Bản

Trên cơ sở chiến lược hydrogen và các chiến lược liên quan, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp (METI) và Bộ Môi trường Nhật Bản phân bổ chi phí cho nghiên cứu và triển khai xây dựng, sản xuất các công nghệ, thiết bị liên quan. Cụ thể, trong năm 2020 và 2021, tổng kinh phí tài trợ cho lĩnh vực hydrogen và pin nhiên liệu từ các Bộ trên lên đến 77.000 tỷ yên/năm (Bộ METI chiếm phần lớn - 70.000 tỷ yên/năm và Bộ Môi trường – 7.000 tỷ yên/năm).

Các dự án được tài trợ chủ yếu tập trung vào giới thiệu các phương tiện năng lượng sạch; xây dựng trạm hydrogen thúc đẩy các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu; các dự án R&D sử dụng các công nghệ pin nhiên liệu sáng tạo và các công nghệ khác để hiện thực hóa một xã hội hydrogen; trình diễn xây dựng mô hình xã hội hydrogen khử carbon cho các hoạt động công nghiệp; tiếp tục các dự án phát triển chuỗi cung ứng hydrogen, khử carbon, xe sử dụng nhiên liệu sạch - pin nhiên liệu; phát triển công nghệ quy trình sản xuất thép thân thiện với môi trường...

Vào tháng 5/2021, Nhật Bản đưa ra Sáng kiến chuyển đổi năng lượng châu Á (AETI), đồng thời giới thiệu với các nước ASEAN một gói các biện pháp hỗ trợ cụ thể dựa trên 5 trụ cột sau:

1- Hỗ trợ phát triển lộ trình chuyển đổi năng lượng;

2- Quảng bá phiên bản châu Á hệ thống tài chính phục vụ chuyển đổi năng lượng;

3- Hỗ trợ 1,1 nghìn tỷ yên đối với các dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, khí tự nhiên lỏng (LNG) và các dự án khác (bao gồm hydrogen);

4- Hỗ trợ 2.000 tỷ yên phát triển và trình diễn công nghệ khử carbon từ Quỹ Đổi mới xanh (bao gồm hydrogen);

5- Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ khử carbon và chia sẻ kiến thức thông qua mạng lưới CCUS châu Á.

Từ tháng 1/2020, Ngân hàng quốc tế Nhật Bản - JBIC cũng hỗ trợ các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay đầu tư ra nước ngoài trong các dự án sản xuất, vận chuyển, cung cấp và sử dụng hydro ở các nước phát triển.

Hợp tác quốc tế về hydrogen của Nhật Bản

Lộ trình chiến lược về hydrogen và pin nhiên liệu đã cho thấy quan điểm và xu hướng hợp tác quốc tế trong phát triển chuỗi cung ứng quốc tế, quản trị, quy định tiêu chuẩn hóa và chia sẻ thông tin của Nhật Bản. Trên cơ sở đó, Nhật Bản đã xây dựng quan hệ hợp tác chính thức với một số quốc gia ở cấp độ chính phủ và tham gia vào các dự án trình diễn chuỗi cung ứng lớn về công nghệ hydrogen.

Song song, Nhật Bản cũng tích cực đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa các tiêu chuẩn về hydro như ISO/TC197 (Công nghệ hydro), IEC/TC105 (Công nghệ pin nhiên liệu) và UN/GTR13 (Quy định kỹ thuật toàn cầu về phương tiện pin hydro/nhiên liệu) thông qua các hợp tác song phương với các nước về hydrogen, amoniac, phát triển chuỗi cung ứng hydrogen, giảm phát thải CO2...

hydrogen-3.png

Kiến nghị đối với Việt Nam

Xu hướng phát triển hydrogen là xu hướng tất yếu hướng tới mục tiêu giảm phát thải carbon bằng 0. Hiện nay, hơn 30 quốc gia đã ban hành chiến lược hydrogen nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, thông qua biện pháp và các công cụ triển khai. Dự báo trong kế hoạch ngắn và trung hạn (10 năm tới), việc sản xuất hydrogen vẫn sẽ được tiến hành song song bằng các phương pháp sản xuất hydrogen xanh lam và điện phân nước từ nguồn năng lượng tái tạo (hydrogen xanh lá) trong khi chờ hoàn thiện công nghệ điện phân, các biện pháp giảm giá thành điện tái tạo đầu vào và giảm các chi phí liên quan khác.

Trong đó, Nhật Bản là một trong các quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ điện phân nước, đã đạt được một số thành công trong nghiên cứu công nghệ, giải pháp giảm giá thành sản xuất hydrogen xanh lá từ năng lượng tái tạo.

Hydrogen không chỉ giúp giảm phát thải carbon mà còn là dạng năng lượng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác. Đối với Nhật Bản, đến năm 2050, nhiều mục tiêu liên quan đến sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ được thay thế hoàn toàn bằng năng lượng hydrogen. Nhật Bản không có tham vọng sản xuất hydrogen xanh nhằm chiếm thị phần lớn trên thế giới, mục tiêu Nhật Bản đặt ra đến năm 2030 (sản xuất 15GW từ công nghệ Nhật Bản và có thể sản xuất ở các nơi khác nhau) chỉ chiếm 10% thị phần thế giới.

Trong triển khai hợp tác quốc tế với các quốc gia trên thế giới trong các năm qua càng cho thấy Nhật Bản có xu hướng tập trung vào hợp tác xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới nhập khẩu hydrogen từ các nơi sản xuất với chi phí thấp, cạnh tranh hơn sản xuất tại Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu (TTDL) trên thế giới có sự tăng trưởng vượt bậc khi những tiến bộ công nghệ đã thúc đẩy quá trình tạo ra, truy cập và lưu trữ dữ liệu. Khi các TTDL phát triển về quy mô và số lượng, sẽ tiếp tục thúc đẩy các nhu cầu về năng lượng ngày càng lớn hơn, nhu cầu về năng lượng sạch trở nên cần thiết, đặc biệt khi các công ty đặt mục tiêu giảm phát thải, trung hòa carbon.

Điện năng thường là khoản chi lớn nhất trong việc vận hành một TTDL, năng lượng điện năng thay đổi tùy thuộc loại trung tâm dữ liệu, nguồn năng lượng, khu vực và hiệu quả sử dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ đang tìm cách loại bỏ lượng khí thải carbon bằng cách tìm kiếm các giải pháp năng lượng sạch và bền vững như công nghệ hydrogen, giải pháp thay thế cho máy phát điện dự phòng truyền thống.

Và năng lượng hydrogen là sự lựa chọn phù hợp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng dự phòng nhờ khả năng lưu trữ năng lượng quy mô lớn, lâu dài và tách rời khỏi lưới điện, cũng như đây là nguồn năng lượng tái tạo với sản phẩm phụ duy nhất từ quá trình sản xuất điện từ pin nhiên liệu là nước. Việc hiện thực hóa công nghệ hydro cho các TTDL sẽ mang lại tầm nhìn và cơ hội để thúc đẩy công nghệ hiện tại cũng như tích hợp năng lượng sạch, tái tạo trong hệ sinh thái thông tin ngày càng đòi hỏi nhiều năng lượng.

Đối với Việt Nam, Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, đã định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài

khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; các nhà máy điện khí hóa lỏng chuyển dần sang sử dụng hydrogen... Vì vậy, nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng hydrogen tại Việt Nam và mở rộng, thu hút hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này, một số định hướng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản như sau:

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách, chiến lược hydrogen nhằm cụ thể hóa các mục tiêu và biện pháp thúc đẩy phát triển hydrogen tại Việt Nam.

- Cụ thể hóa các cam kết, biên bản ghi nhớ cấp Chính phủ về hợp tác hydrogen (từ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển trong chuỗi cung ứng đến tiêu chuẩn - an toàn hydrogen...).

- Nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác ở cấp độ doanh nghiệp, tập đoàn Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực công nghiệp liên quan như hóa chất, luyện kim, pin nhiên liệu với các đối tác đối đẳng của Nhật Bản. Trên cơ sở các cơ hội hợp tác, có thể tận dụng được các hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản thông qua các các cam kết của Quỹ Đổi mới xanh, cơ chế AETI, JETP.

- Thúc đẩy hợp tác song phương giữa các công ty, viện, trường đại học của Việt Nam với đối tác Nhật Bản trong nghiên cứu R&D và chuyển giao công nghệ thông qua chương trình SICORP do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản - JST trực thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) quản lý và bố trí nguồn kinh phí cho các đơn vị nghiên cứu của Việt Nam để hợp tác với JST.

- Tiếp tục chú trọng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm các nguồn tài trợ học bổng, cử chuyên gia sang nghiên cứu về hydrogen tại các cơ sở đào tạo uy tín của Nhật Bản như các ĐạCi học (Kyushu

-----

[1]. Chiến lược này đã thúc đẩy hơn 30 quốc gia, tổ chức trên thế giới ban hành chiến lược về hydrogen như: Úc, Liên minh châu Âu, Canada, Chile, Pháp, Đức, Hungary, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc và Tây Ban Nha...

[2]. Ngành thép hiện chiếm 40% lượng khí thải CO2 trong tổng thể ngành công nghiệp ở Nhật Bản. Để giảm lượng khí thải CO2, cần phải thay đổi triệt để quy trình luyện thép bằng cách loại bỏ than đá làm nguyên liệu thô/tác nhân khử thay vào đó sử dụng phương pháp khử hydro, trong đó hydro được sử dụng thay vì carbon để khử quặng sắt.

[3]. Không giống các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá và dầu mỏ, hydro phải trải qua quá trình sản xuất. Hiện nay, chi phí sản xuất và vận chuyển hydrogen cao hơn so với các loại nhiên liệu hiện có, khoảng 100 yên/Nm3, ước tính cao gấp 10 lần so với nhiên liệu hiện có.

[4]. Phương pháp tính của của đối tác quốc tế về pin hydrogen và pin nhiên liệu trong nền kinh tế (IPHE).

[5]. Ngưỡng của hydrogen sạch được xác định là 3,4 kg khí thải CO2 trên mỗi kg hydrogen và ngưỡng đối với amoniac được xác định là 0,84 kg khí thải CO2 trên mỗi kg amoniac.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 3 tháng 3/2024)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO