Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

PV| 08/09/2022 10:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 từ đó giảm tỷ lệ tử vong do COVID.

Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc Hội về hính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tinh thần các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và chương trình phòng, chống dịch COVID-19.

Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022. Chương trình này được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Khi dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19, về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á. Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

VaccineCOVID-19 được bao phủ khắp cả nước

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể. Trong đó, về bao phủ vaccine phòng COVID-19: Triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót, việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

Nguồn nhân lực trong công tác phòng chống COVID-19

Huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn. Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu; nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch.

Về tài chính, hậu cần, bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và bổ sung vào danh mục dự trữ quốc gia. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO