Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị Nhà nước có chính sách và nguồn lực hỗ trợ các cơ quan báo chí đổi mới công nghệ, chuyển đổi số (CĐS) để chiếm lĩnh và dẫn dắt thông tin trên không gian mạng, trở thành dòng chảy chính, tích cực nhằm dẫn dắt dư luận, truyền thông chính sách (TTCS) hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, huy động mọi nguồn lực để triển khai bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp (DN) hiểu, sử dụng, làm giàu thông tin…
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 149. Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp...
“Chính phủ sẽ quyết tâm rất cao để thực hiện bằng được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội 13 đã đề ra, để chúng ta hoàn thành 3.000km đường cao tốc đến 2025 và 5.000km đường cao tốc đến năm 2030”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu trước Quốc hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Lễ công bố kích hoạt toàn quốc hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) là dấu mốc quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số (CĐS) không chỉ của ngành thuế, mà còn với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp (DN), người dân.
Việc tích cực triển khai Quyết định số 414/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng DTTS Việt Nam giai đoạn 2019-2025” đã giúp tỉnh Quảng Nam hình thành môi trường thuận lợi phát triển CNTT và truyền thông trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng DTTS nói riêng.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 169/QĐ- BTC ngày 18/2/2021 nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2021-2023".
Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong 2 ngày ngày 27-28/3. Mục đích của Hội nghị là nắm vững nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Đặt ra chiến lược số hóa các dịch vụ hành chính công từ năm 2001, nhưng Nhật Bản đã hoàn toàn thất bại. Mới đây, Thủ tướng mới nhậm chức của Nhật Bản đặt quyết tâm “làm lại từ đầu” đối với công cuộc đưa các dịch vụ hành chính công của Nhật lên trực tuyến.
Điểm sáng chuyển đổi số (CĐS) của Việt Nam trong năm 2021 có khả năng sẽ là khu vực nhà nước, khi tháng 6/2020, Thủ tướng ký Quyết định phê duyệt "Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Chuyển đổi số (CĐS), tận dụng mọi cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết, ưu tiên hàng đầu, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm triển khai, thực hiện.
Chuyển đổi số, kinh tế số giờ đây phải được thực hiện cấp bách, lan tỏa rộng trong cộng đồng, mọi cấp, ngành, lĩnh vực. Phải được chuyển đổi ngay trong ý chí, hành động của mỗi con người…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ (KHCN) và quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đang đặt ra cả cơ hội và thách thức với các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione cho rằng việc số hóa trong doanh nghiệp (DN) sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế của quốc gia. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có vai trò là bệ phóng để thực hiện quá trình số hóa DN một cách nhanh chóng hơn.