Chuẩn bị sơ kết 5 năm triển khai Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020

03/11/2015 20:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 7/5/2015, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đã nghe Cục An toàn Thông tin báo cáo sơ kết 5 năm triển khai Quyết định số 63/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Phát triển an toàn thông tin số Quốc gia đến năm 2020 và dự thảo Kế hoạch Bảo đảm an toàn thông tin Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Ảnh minh họa


Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, 5 năm triển khai Quy hoạch đã góp phần đảm bảo an toàn thông tin cho cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; Đảm bảo an toàn dữ liệu và ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và toàn xã hội; Phát triển nhân lực và nâng cao nhận thức xã hội về an toàn thông tin; Cải thiện môi trường pháp lý về an toàn thông tin; Khuyến khích phát triển các sản phẩm nội địa về an toàn thông tin …

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Huy Dũng, vẫn còn nhiều việc hết sức cấp bách trong việc đảm bảo an toàn thông tin. Công tác bảo đảm an toàn thông tin của Việt Nam vẫn ở thế bị động. Khảo sát cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang buông lỏng, hầu như không áp dụng các biện pháp tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin và chưa có quy trình thao tác chuẩn để ứng phó khi sự cố xảy ra. Đặc biệt, công tác bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống quan trọng quốc gia chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin chưa đầy đủ, không có cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật như các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và trong nước, Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao trên thế giới. Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại của Việt Nam trên máy tính vào khoảng 66%, cao gấp 3 lần tỉ lệ trung bình của thế giới.

Năng lực công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Thị trường an toàn thông tin Việt Nam vẫn ở giai đoạn mới bắt đầu, chưa định hình rõ nét nên chưa có cơ hội phát triển bứt phá. Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT lớn chưa dành sự quan tâm đúng mức tới thị trường này.

Trên cơ sở phân tích mặt được và mặt chưa được của Quy hoạch Phát triển an toàn thông tin số Quốc gia được triển khai trong 5 năm qua, Cục An toàn Thông tin nhận định: Quy hoạch theo Quyết định 63/QĐ-TTg chủ yếu đề cập đến các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước, chưa chú ý nhiều đến bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của người dân. Ngoài ra, hiện nay, bốn xu hướng công nghệ lớn đã, đang và sẽ định hình ngành CNTT thế giới trong 10-15 năm tới gồm: mạng xã hội, ứng dụng di động, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Do vậy, cần phải cập nhật, làm rõ thêm một số nội dung về an toàn thông tin nhằm tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa.

Tại buổi họp, Cục An toàn Thông tin đã báo cáo dự thảo Kế hoạch Bảo đảm an toàn thông tin Quốc gia giai đoạn 2016-2020, thay thế cho Quy hoạch Phát triển an toàn thông tin số trước đây. Dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu đến từ các cục, vụ chức năng của Bộ và các doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng yêu cầu Cục An toàn Thông tin tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các đại biểu vào dự thảo Kế hoạch Bảo đảm an toàn thông tin Quốc gia giai đoạn 2016-2020 và trình lên Lãnh đạo Bộ trong tháng 6 này. Thứ trưởng cũng nhất trí với đề xuất của Cục An toàn Thông tin về việc tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai Quyết định 63 phê duyệt Quy hoạch Phát triển an toàn thông tin số Quốc gia đến 2020.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thế hệ trẻ dám đối diện khó khăn, thách thức để khởi nghiệp
    Cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam; dám đối diện với khó khăn, thách thức, không sợ thất bại, không có khó khăn, trở ngại nào mà không vượt qua; với động lực mạnh mẽ, nhiệt huyết, niềm tin và đam mê cháy bỏng; tạo nên những "kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới.
  • ‏FPT hợp tác cùng nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp Top 10 thế giới‏
    ‏FPT vừa ký kết thỏa thuận với công ty Yonyou - nhà cung cấp giải pháp ERP top 10 toàn cầu (theo IDC). Hai bên sẽ phối hợp, phát huy thế mạnh để cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. ‏
  • Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
    Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
  • Giao dịch sôi động, cần xây dựng khung pháp lý cho Mobile Money
    Đến 31/12/2024, chương trình thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) sẽ kết thúc. Do vậy, việc sớm bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ Mobile Money để các tổ chức có cơ sở triển khai đầu tư, hoạt động.
  • Rapido - Hành trình 10 năm tăng tốc chuyển mình
    Rapido là một thương hiệu gia dụng của Đức được Ferroli mua lại từ năm 2001. Chính thức có mặt tại Việt Nam từ 2015, khởi đầu từ một thương hiệu gia dụng nhập khẩu đến nay Rapido đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi xây dựng nhà máy rộng 40.000 m² tại Hà Nam.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị sơ kết 5 năm triển khai Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO