Diễn đàn

Chuyển đổi số tạo ra các kết quả thiết thực cho đất nước

Mai Phương 12:57 10/10/2023

Năm 2023 là Năm Dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu là tài nguyên quý của quốc gia. Chủ đề Ngày CĐS quốc gia năm 2023 là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”.

Sáng nay 10/10/2023, Bộ TT&TT đã tổ chức sự kiện Chào mừng ngày chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban CĐS quốc gia, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ Ban CĐS Quốc gia cùng đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương, các đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự.

CĐS để Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao

bt-nguyen-manh-hung-1.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CĐS là phát triển bao trùm vì bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, nếu có sóng di động và điện thoại thông minh thì đều có thể tiếp cận được mọi dịch vụ số, không ai bị bỏ lại phía sau

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban CĐS Quốc gia nhấn mạnh: “Quốc gia nào muốn thịnh vượng thì đều phải thịnh vượng trên không gian mạng. Việt Nam muốn trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì bắt buộc phải CĐS”.

Theo Bộ trưởng, “CĐS là phát triển nhanh vì tạo ra kinh tế số có tốc độ tăng trưởng cao gấp 3- 4 lần tăng trưởng GDP. CĐS là phát triển bền vững vì tiêu tốn ít tài nguyên hơn lại sinh ra tài nguyên mới là dữ liệu. CĐS làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế vì môi trường số thì không khoảng cách, không tiếp xúc”.

Cũng theo Bộ trưởng, “CĐS là phát triển bao trùm vì bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, nếu có sóng di động và điện thoại thông minh thì đều có thể tiếp cận được mọi dịch vụ số, không ai bị bỏ lại phía sau”.

Nền tảng số Việt Nam là lời giải chính và đột phá cho CĐS Việt Nam

Việt Nam đã bước vào năm thứ 4 CĐS. Năm 2020 là năm khởi động CĐS quốc gia, là năm nhận thức về CĐS. Năm 2021 là năm tổng diễn tập CĐS quốc gia trong bối cảnh đại dịch. Năm 2022 là năm hành động, là năm chúng ta xác định CĐS là một phương thức phát triển mới, là năm đưa mọi hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia tạo ra dữ liệu mới từ dữ liệu.

Theo Bộ trưởng, “Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả thiết thực. Năm 2023 là năm sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao mà đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) để giải các bài toán cụ thể của Việt Nam.

Bộ trưởng nhận định: “Lịch sử nhân loại từ trước đến nay, khi phát triển kinh tế thì tiêu dùng và làm cạn kiệt các tài nguyên. Kinh tế số thì dựa trên tài nguyên mới là dữ liệu. Tài nguyên này do con người tạo ra, không bị cạn kiệt.

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người thay vì làm cạn kiệt tài nguyên thì tạo ra tài nguyên để phát triển. Nhưng trong không gian mạng thì người nào nắm nền tảng số, người đó sẽ nắm dữ liệu, mà vì nắm dữ liệu mà người đó là người quyết định.

Bởi vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh: "CĐS Việt Nam mà không dựa trên nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi chính từ CĐS Việt Nam lại không phải Việt Nam. Nền tảng số Việt Nam là lời giải chính và đột phá cho CĐS Việt Nam".

Ngành TT&TT đang triển khai 4 trợ lý ảo quan trọng

Với nền tảng số là lời giải chính và đột phá cho CĐS Việt Nam, theo đó, Bộ trưởng cho biết Ngành TT&TT đang triển khai 4 trợ lý ảo quan trọng.

Một là trợ lý ảo hỗ trợ cho lĩnh vực lập pháp. Thông qua việc phát hiện mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật hiện nay vốn nhiều đến mức quá sức phát hiện của con người.

Hai là trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp, trợ lý này hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện công việc theo quy định. Cán bộ công chức đặt câu hỏi về công việc và trợ lý ảo sẽ tìm ra câu trả lời từ các quy định pháp luật liên quan. Trợ lý ảo sẽ giống như mặt bằng kiến thức của cán bộ công chức. Làm việc với trợ lý ảo giống như đứng trên hệ thống kiến thức, chất lượng cán bộ công chức vì vậy được nâng lên đáng kể.

Ba là trợ lý ảo ngành tư pháp. Trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán, cụ thể là hỗ trợ tra cứu lập pháp, pháp luật như tra cứu án lệ, bản án liên quan, giải đáp tình huống pháp lý, hỗ trợ công việc của thẩm phán. Trợ lý ảo này đã được đưa vào hoạt động và đã giúp giảm thời gian xử lý của thẩm phán tới 30%.

Bốn là trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân. Trợ lý này sẽ trả lời các câu hỏi của người dân liên quan đến pháp luật, các quy định của Nhà nước, mặt bằng dân trí được nâng cao cũng là cách để thúc đẩy chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.

Bộ trưởng khẳng định: "Năm 2023 cũng là năm bùng nổ các ứng dụng AI. Ước mơ mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức viên chức một trợ lý riêng, ước mơ trao thêm quyền năng tri thức cho con người, cho gần 3 triệu công viên chức, cho hàng 100 triệu người dân Việt Nam đã trở thành hiện thực".

CĐS Việt Nam đã thực sự trở thành toàn dân, toàn diện

Bộ trưởng cũng khẳng định: “CĐS Việt Nam đã thực sự trở thành toàn dân, toàn diện. Mục tiêu phổ cập số luôn được xác định là trọng tâm. Chúng ta đã có gần 100.000 Tổ công nghệ số cộng đồng tại từng thôn, bản để hướng dẫn người dân CĐS”.

Muốn CĐS nhanh và bền vững, theo Bộ trưởng, phải đi đều 2 chân. Một là phổ cập nhanh cái cơ bản thông qua các nền tảng số dùng chung toàn quốc. Hai là đi nhanh về cái mới thông qua thử nghiệm. Từ cái mới đã được các đầu tầu (các doanh nghiệp đi đầu) triển khai thành công thì nhanh chóng biến thành cái cơ bản để phổ cập. Đầu tầu phải dẫn đến phổ cập. Đầu tầu mà không dẫn đến phổ cập thì không tạo ra sự thay đổi, không tạo ra sự chuyển đổi và sẽ không có CĐS quốc gia.

bt-nguyen-manh-hung-3.jpg

Bộ trưởng nhấn mạnh: Đất nước muốn tăng trưởng nhanh, nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới.

Theo Bộ trưởng, “Không gian mới là kinh tế số, lực lượng sản xuất mới là công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số, yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số, và động lực mới là đổi mới sáng tạo số”. Thủ tướng đã luôn nhấn mạnh CĐS là cơ hội lịch sử, là chiến lược quốc gia, là động lực mới của phát triển, mở ra thời kỳ phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo./.

Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày CĐS quốc gia đã quyết định ngày 10/10 hằng năm là Ngày CĐS quốc gia. Năm 2023 là năm thứ hai các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, DN tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Ngày 21/6/2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày CĐS quốc gia năm 2023. Theo đó, các hoạt động hưởng ứng Ngày CĐS quốc gia năm 2023 tập trung vào thúc đẩy, phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, trong xã hội.

Các hoạt động chính bao gồm:

- Phát động phong trào thi đua, hưởng ứng Ngày CĐS quốc gia năm 2023.

Trên cả nước, nhiều bộ, ngành, địa phương đã phát động, tổ chức các cuộc thi, hội thi, phong trào thi đua, hoạt động cộng đồng tìm hiểu về chuyển đổi số cho các đối tượng để nâng cao nhận thức của người dân về CĐS.

- Phát động và tổ chức chương trình “Tháng 10. Tháng tiêu dùng số” diễn ra từ ngày 01/10 - 31/10/2023, cao điểm trong 10 ngày từ ngày 01/10 đến hết ngày 10/10/2023. Theo đó, DN triển khai các chính sách ưu đãi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ số và đăng tải, thông báo công khai trên các Trang/Cổng thông tin điện tử, các ứng dụng (apps) của DN để người dân biết, sử dụng.

Các hoạt động cụ thể khác gồm:

- Chính quyền nỗ lực cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Doanh nghiệp nỗ lực đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số; xây dựng nền tảng số phục vụ người dân; cung cấp sản phẩm, dịch vụ số phục vụ nhu cầu xã hội; có những chính sách ưu đãi thúc đẩy người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số.

- Tổ CNSCĐ nỗ lực “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” kỹ năng sử dụng các dịch vụ trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, rủi ro trên môi trường số.

- Người dân thụ hưởng những chính sách ưu đãi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ số./.

Bài liên quan
  • Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày CĐS quốc gia trên cả nước
    Với chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”, các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia năm 2023 tập trung vào thúc đẩy, phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN) phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bình Dương thực hiện 3 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp
    Tại tỉnh Bình Dương, thời gian qua, tất cả các lĩnh vực đang tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS), trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp với những kết quả nổi bật.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số tạo ra các kết quả thiết thực cho đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO