Công cụ số giúp các địa phương quản lý đất đai toàn diện
Đáp ứng hiệu quả yêu cầu về việc quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai dựa trên công nghệ số, đồng thời phù hợp với yêu cầu của Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024, phần mềm VNPT iLIS của VNPT, công cụ số giúp các địa phương quản lý đất đai toàn diện, thông suốt và hiệu quả.
Hệ thống đa mục tiêu, liên thông và hiện đại
Để xây dựng, phát triển sản phẩm số giúp các địa phương quản lý đất đai toàn diện, thông suốt và hiệu quả, VNPT đã tập trung nguồn lực, con người để đầu tư phát triển hệ thống phần mềm VNPT iLIS với kỳ vọng sẵn sàng trở thành hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu, thực hiện tốt chia sẻ, kết nối, trao đổi dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư, nền địa lý quốc gia.
Đặc biệt, VNPT iLIS áp dụng các công nghệ hiện đại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), đảm bảo xử lý nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai ở cả 4 cấp độ từ trung ương đến cấp xã.
Cùng với đó, hệ thống giúp kết nối, liên thông với các CSDL khác cơ quan chức năng; quản lý quy trình, thực hiện luân chuyển hồ sơ theo các bước, trình tự thủ tục thực hiện xử lý hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, quản lý các thủ tục đăng ký biến động về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính; thực hiện báo cáo thống kê theo các tiêu chí một cách tiện lợi, nhanh chóng, thông suốt.
Đồng thời, VNPT iLIS còn góp phần hỗ trợ tối ưu hóa, tự động hóa quy trình xây dựng CSDL đất đai, giảm nhân lực số hóa, thời gian và kinh phí thực hiện. Hệ thống cũng đáp ứng được các chức năng xây dựng, cập nhật biến động thường xuyên và quản lý CSDL đất đai. Công nghệ, thiết kế hệ thống, mô hình tổng thể, đáp ứng yêu cầu cho hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, có khả năng mở rộng, nâng cấp về sau.
Với những khả năng trên, VNPT iLIS nhận được sự quan tâm, tin dùng của nhiều đơn vị, địa phương cả nước. Một số địa phương đã thực hiện thí điểm, đưa vào vận hành hệ thống, mang lại hiệu quả lớn trong quản lý đất đai, giải quyết thủ tục hành chính, tiện ích cho chính quyền và người dân.
Có thể nhân rộng toàn quốc, hoàn thiện CSDL quốc gia về đất đai
Khi nói về thực tế, kết quả khi sử dụng VNPT iLIS, tỉnh Tuyên Quang là một trong những ví dụ điển hình mà hệ thống VNPT iLIS mang lại hiệu quả trong quản lý đất đai.
Theo đó, địa phương này hiện có 35/138 đơn vị hành chính cấp xã đã xây dựng CSDL địa chính, tuy nhiên, CSDL được xây dựng từ năm 2012, không được cập nhật biến động thường xuyên, chưa được đưa vào vận hành. Nhằm mục đích sử dụng hiệu quả kinh phí đã đầu tư, qua quá trình tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp “dịch vụ công nghệ thông tin Hệ thống thông tin quản lý CSDL đất đai”, ngày 15/12/2023, tỉnh Tuyên Quang và Tập đoàn VNPT đã ký hợp đồng triển khai chính thức hệ thống thông tin quản lý đất đai VNPT iLIS cho sở TN&MT tỉnh.
Cùng với đó, hệ thống còn giúp kết nối liên thông với CSDL quốc gia về Dân cư, dữ liệu ngành Thuế, Cổng dịch vụ công tỉnh Tuyên Quang, bảo đảm yêu cầu kết nối, chia sẻ các trường thông tin dữ liệu liên quan về người sử dụng đất giữa VNPT iLIS đã nhận được sự quan tâm, tin dùng của nhiều đơn vị, địa phương trên cả nước đất đai với CSDL quốc gia về dân cư. Qua đó, người dân khi nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại Cổng dịch vụ công của tỉnh sẽ nhận thông báo nghĩa vụ tài chính qua hệ thống tin nhắn SMS hoặc email, có thể thanh toán lệ phí và thuế trực tuyến trên mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng được ủy quyền hoặc kho bạc nhà nước để nộp như trước đây.
Đặc biệt, hệ thống hỗ trợ giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân và doanh nghiệp.
Và việc ứng dụng VNPT iLIS đã giúp tỉnh Tuyên Quang nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, tăng mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trở thành điểm sáng về ứng dụng công nghệ số trong quản lý đất đai.
Không chỉ có Tuyên Quang, VNPT iLIS cũng đang được nhiều địa phương khác đưa vào vận hành như Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Ninh, Cà Mau, Hậu Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Đắk Nông, Lạng Sơn, Phú Thọ, Kiên Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng và Bạc Liêu.
Theo đại diện của VNPT, trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển mở rộng các tính năng phục vụ công tác công bố thông tin đất đai, thông tin quy hoạch sử dụng đất cho người dân, cho phép người dân tra cứu thông tin đất đai trên cổng thông tin và ứng dụng trên thiết bị di động qua hình thức miễn phí và có thu phí.
“VNPT luôn kỳ vọng, với việc triển khai thử nghiệm, vận hành ở nhiều địa phương, liên tục cập nhật và hoàn thiện phù hợp với quy định và thực tiễn, hệ thống VNPT iLIS có thể nhân rộng cả nước trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu và chủ trương xây dựng hệ thống thông tin và CSDL quốc gia về đất đai hiệu quả, minh bạch và hiện đại, theo đúng tinh thần của Luật Đất đai 2024”, đại diện VNPT nhấn mạnh./.