Chuyển đổi số

Cổng Dịch vụ công Quốc gia là “một cửa duy nhất” kết nối trực tuyến TTHC

NM 09:01 05/06/2025

Việc thực hiện này hướng đến mục tiêu cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là một nhiệm vụ, cần sự nỗ lực của của các bộ, ngành, đơn vị.

Thủ tục hành chính triển khai quy mô, không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025 ngày 4/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn nhấn mạnh việc từ nay đến cuối năm là cần đảm bảo thực hiện mục tiêu đạt 100% thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến doanh nghiệp (DN) được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch.

Và để làm được điều này, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho rằng, việc thực hiện TTHC được triển khai quy mô, không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh. Đồng thời, sẽ thí điểm áp dụng mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp ở tỉnh, trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, còn dưới là các chi nhánh.

Cùng với cách làm trên, cũng có thể triển khai ở một số tỉnh theo mô hình hai cấp (Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh và Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã)…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết cần nhanh chóng hướng đến mục tiêu đạt 100% TTHC nội bộ được rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa. Đối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo hai mốc 01/07/2025 và tháng 2/2026; cấp tỉnh, thành phố mốc 01/07/2025; cấp bộ tháng 2/2026.

cpnnn.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Đảm bảo đạt mục tiêu trên, khi đó Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ là “một cửa duy nhất” để kết nối liên thông thông suốt với hệ thống thông tin giải quyết TTHC của các bộ ngành, địa phương, từ đó giúp người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi”, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh.

Đảm bảo 5 mục tiêu trong năm 2025

Cho biết về tình hình, kết quả triển khai công tác cắt giảm TTHC của các bộ, ngành địa phương trong 5 tháng đầu năm 2025, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC VPCP Nguyễn Duy Hoàng cho biết, đã cắt giảm, đơn giản hóa 18 điều kiện kinh doanh, phân cấp 36 TTHC, đơn giản hóa 69 TTHC điện tử liên quan đến quản lý dân cư, nâng tổng số thủ tục được đơn giản hóa, cắt giảm từ đầu nhiệm kỳ của Chính phủ đến nay đạt 3.241/15.801 quy định kinh doanh tại 275 văn bản luật, đạt tỉ lệ 20,5%.

Hơn nữa, các bộ, ngành địa phương đã đạt được kết quả theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 68 về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 theo Chính phủ đề ra là 20% và đến thời điểm này các bộ, ngành đã đạt 20,5%.

Chúng ta đã đơn giản hóa được 983 TTHC, giấy tờ công dân tại 288 văn bản quy phạm pháp luật và đạt tỉ lệ 91% trong việc thực thi phương án đơn giản hóa đối với 1.084 TTHC, giấy tờ công dân tại 288 văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ phê duyệt tại 19 Nghị quyết chuyên đề về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; Phân cấp giải quyết 392 TTHC tại 84 văn bản quy phạm pháp luật, đạt tỉ lệ 56% trong việc thực thi phương án phân cấp 699 TTHC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1015 ngày 30/8/2022.

21 TTHC liên quan đến lý lịch tư pháp được đơn giản hoá, đạt tỉ lệ 49% trong việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 108 TTHC giấy tờ công dân liên quan đến lý lịch tư pháp đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 498 ngày 11/6/2024.

Để tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai chương trình cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến sản xuất kinh doanh trong năm 2025, 2026 theo Nghị quyết 66 của Chính phủ để đảm bảo 5 mục tiêu trong năm 2025.

“Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến sản xuất kinh doanh đảm bảo bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện; 100% TTHC liên quan đến DN được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch; 100% TTHC được thực hiện phi địa giới, không phụ thuộc vào địa giới theo phạm vi cấp tỉnh; hoàn thành thực thi 100% phương án phân cấp, phân quyền, giải quyết TTHC đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án tại Quyết định 1015 ngày 30/8/2022; 100% TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và trong từng cơ quan hành chính nhà nước được rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa, thủ tục, thời gian giải quyết, chi phí thực hiện”, ông Nguyễn Duy Hoàng cho biết cụ thể về 5 mục tiêu.

Cục trưởng Nguyễn Duy Hoàng cũng cho biết thêm, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ được nâng cấp để trở thành "một cửa số" duy nhất về cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quốc gia, phục vụ người dân doanh nghiệp trong việc thực hiện các TTHC trên môi trường điện tử (đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ ngày 01/07/2025 và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp bộ trong tháng 2/2026).

Theo đó, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ được kết nối liên thông thông suốt với hệ thống thông tin giải quyết TTHC của các bộ ngành, địa phương để người dân, DN có thể nộp hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi thông qua máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng kết nối với internet.

Cùng với đó, nếu người dân, DN có nhu cầu nộp trực tiếp thì vẫn sẽ đến các trung tâm phục vụ hành chính công các cấp để thực hiện. Việc triển khai Cổng Dịch vụ công Quốc gia là "một cửa số" duy nhất sẽ không làm thay đổi thẩm quyền tiếp nhận giải quyết TTHC của các bộ ngành, địa phương.

“Người dân, DN chỉ cần nhớ một địa chỉ duy nhất là: dichvucong.gov.vn để thuận tiện cho việc thực hiện TTHC trực tuyến, tránh việc bị lừa đảo qua các trang web giả mạo diễn ra thời gian qua. Toàn bộ quá trình tiếp nhận xử lý hồ sơ được công khai minh bạch, theo dõi, đôn đốc để bảo đảm chất lượng thực hiện TTHC công các cấp”, Cục trưởng Nguyễn Duy Hoàng nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hợp quốc công bố các giải pháp bền vững, toàn diện dựa trên KHCN, ĐMST và chuyển đổi số
    Với chủ đề "Thúc đẩy các giải pháp bền vững, toàn diện, dựa trên khoa học và bằng chứng cho Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau", Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) 2025 đã diễn ra từ ngày 14/7 - 23/7/2025, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
  • Đại học Phenikka hướng tới mô hình Đại học đổi mới sáng tạo
    Mục tiêu của Đại học Phenikaa tới năm 2030 là phát triển thành công ít nhất 2 công nghệ lõi thuộc công nghệ chiến lược cấp quốc gia; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như các công nghệ: bán dẫn, tự hành, tích trữ năng lượng, y - sinh, vật liệu tiên tiến.
  • Văn hoá "làm việc khó" giúp Viettel làm chủ cáp quang biển
    Các tuyến cáp quang biển sẽ đặt nền móng để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, thúc đẩy kinh tế số và vươn tầm quốc tế. Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ hoàn toàn về công nghệ, Tập đoàn Viettel đang khẳng định bản lĩnh và vị thế trong việc làm chủ hạ tầng kết nối quốc tế, phục vụ cho chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia.
  • 7 công bố đổi mới sáng tạo quan trọng của AWS
    Tại AWS Summit New York 2005 vừa diễn ra, AWS đã công bố một loạt những đổi mới sáng tạo quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai các AI agent một cách bảo mật ở quy mô lớn.
  • Bộ KH&CN kiểm tra toàn diện công tác ứng phó bão Wipha tại Thanh Hoá
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long biểu dương và ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá trong công tác ứng phó với bão số 3 - Wipha.
  • Chip ADC của CT Group làm được những gì?
    Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể gọi là bước đột phá cực lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam và qua đó, khẳng định khả năng tự thiết kế chip, làm chủ công nghệ lõi của đội ngũ kỹ sư người Việt – từ công ty Diginal (một thành viên Tập đoàn CT Group).
  • Việt Nam trong Top 10 thế giới về Chỉ số AI
    Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
  • Máy chủ Microsoft SharePoint bị tấn công, ảnh hưởng đến 100 tổ chức
    Theo Reuters, tính đến ngày 21/7, chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn nhắm vào phần mềm máy chủ Microsoft SharePoint đã khiến 100 tổ chức bị ảnh hưởng, chủ yếu ở là Mỹ và Đức.
  • Nhà mạng, bưu điện vừa chống bão Wipha vừa đảm bảo thông tin liên lạc, lưu thông hàng hóa
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ KH&CN về đảm bảo hạ tầng viễn thông, vận chuyển để ứng phó bão Wipha, các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính đã nỗ lực chuẩn bị các phương án ứng phó bão đảm bảo an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt.
  • Bộ KH&CN tổ chức đấu giá lại hai khối băng tần cho mạng 4G, 5G
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’.
Cổng Dịch vụ công Quốc gia là “một cửa duy nhất” kết nối trực tuyến TTHC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO