Những thách thức mà các Giám đốc Công nghệ (CIO) hiện nay phải đối mặt ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi, bên cạnh đó, chính những cán bộ cấp cao này cũng đang phải nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) của mình phục hồi trong và sau đại dịch. Vì lẽ đó, ngày 5/5/2020, tại sự kiện công nghệ THINK 2020, IBM đã ra mắt một loạt tính năng và dịch vụ mới dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ các CIO tự động hóa cơ sở hạ tầng CNTT để chúng trở nên linh hoạt hơn trước những gián đoạn trong tương lai cũng như giảm chi phí vận hành.
Công ty nghiên cứu thị trường IDC đã dự báo, tới năm 2024, các DN hoạt động với sự hỗ trợ của AI sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các đơn vị quản lý, các đối tác và nâng cao khả năng cạnh tranh nhanh hơn 50% so với những DN không ứng dụng AI.
IBM Watson AIOps
Đây là giải pháp mới sử dụng AI để tự động hóa các phương thức giúp DN tự phát hiện, chẩn đoán và phản hồi các bất thường về CNTT theo thời gian thực. Các sự cố ngừng hoạt động CNTT không lường trước có thể khiến các DN phải trả giá bằng cả doanh thu và danh tiếng. Công ty nghiên cứu thị trường Aberdeen định giá mức độ thiệt hại của DN có thể lên tới khoảng 260.000 USD/giờ.
Watson AIOps cho phép các DN ứng dụng tự động hóa ở cấp cơ sở hạ tầng và được thiết kế để giúp CIO dự đoán tốt hơn đồng thời định hình kết quả trong tương lai, tập trung nguồn lực vào công việc có giá trị cao hơn, xây dựng các mạng lưới vận hành thông minh và nhạy bén hơn, có thể duy trì và hoạt động lâu hơn.
Giải pháp mới này được xây dựng trên nền tảng Red Hat OpenShift mới nhất có thể vận hành trên các môi trường đám mây lai và hoạt động cùng lúc với các nền tảng chia sẻ thông tin hiện thời của DN, như Slack và Box. Giải pháp này cũng tương thích với các nhà cung cấp các giải pháp CNTT truyền thống, như Mattermost và ServiceNow.
Hệ thống triển khai hiện đại hoá ứng dụng với AI (Accelerator for Application Modernization with AI) cũng được IBM ra mắt ngày 5/5/2020. Hệ thống này là một dịch vụ thuộc nền tảng hiện đại hoá đám mây của IBM và được thiết kế nhằm hỗ trợ khách hàng giảm thiểu các nỗ lực tập trung cũng như các chi phí liên quan tới công tác hiện đại hoá ứng dụng. Nó cung cấp một loạt các công cụ được thiết kế để tối ưu hóa quá trình hiện đại hóa từ đầu đến cuối, đẩy nhanh việc phân tích và đề xuất cho các tùy chọn kiến trúc và dịch vụ siêu nhỏ khác nhau.
Bên cạnh đó, hệ thống này cũng thúc đẩy việc học hỏi liên tục và có thể giải thích các mô hình AI khác nhau để thích ứng với các ứng dụng kỹ thuật phần mềm ưa thích của khách hàng, đồng thời luôn cập nhật với sự phát triển của công nghệ và nền tảng.
Rất nhiều công nghệ thuộc hai giải pháp Watson AIOps và Hệ thống triển khai hiện đại hoá ứng dụng với AI mới được công bố là thành quả phát triển tại Viện nghiên cứu của IBM.
Ông Rob Thomas, Phó Chủ tịch, Nhóm nền tảng dữ liệu và đám mây, IBM chia sẻ: "Chúng tôi hiểu rằng có 3 yếu tố khiến AI thành công trong hỗ trợ DN phát triển, đó là ngôn ngữ, tự động hoá và sự tin tưởng."
"Cuộc khủng hoảng COVID-19 và yêu cầu gia tăng đột biến về làm việc từ xa đang thúc đẩy nhu cầu tự động hóa AI với tốc độ nhanh và mức độ lớn chưa từng thấy. Với tự động hóa, chúng tôi trao quyền cho các CIO thế hệ tiếp theo và các nhóm làm việc khả năng ưu tiên cho các yêu cầu công việc quan trọng của DN bằng cách quản lý và khai thác dữ liệu để áp dụng những hiểu biết và dự đoán, nhằm giúp DN đạt được các kết quả kinh doanh hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn".
Các tính năng mới được thiết kế để hỗ trợ CIO
Bên cạnh việc tự động hoá vận hàng cơ sở CNTT, IBM cũng công bố một loạt các tính năng mới được thiết kế nhằm hỗ trợ các CIO sở hữu khả năng chủ động trong môi trường làm việc mới.
Những tính năng đó bao gồm:
•Tự động hoá việc lập kế hoạch - IBM Cloud Pak cho dữ liệu là nền tảng tích hợp toàn bộ dữ liệu và, đã được cập nhật một loạt các tính năng để giúp các nhà lãnh đạo DN tự động hóa việc truy cập vào dữ liệu quan trọng sẵn sàng kinh doanh.
Ví dụ: IBM Planning Analytics được thêm vào nền tảng dưới dạng các tiện ích mở rộng, cho phép người dùng tự động hóa việc lập kế hoạch, lập ngân sách và dự báo cho DN; và các tính năng của DataOps như as IBM InfoSphere Master Data Connect, cho phép người dùng truy cập các MDM tại chỗ
•Tự động hoá việc vận hành - bao gồm một phiên bản phần mềm được cập nhật hoàn toàn mới cho IBM Cloud Pak cho Tự động hoá để hỗ trợ công tác thiết kế, xây dựng và vận hành các ứng dụng tự động hoá, cho phép khách hàng dễ dàng kiến tạo các giải pháp "nhân viên điện tử" trên nền tảng AI. Những nhân viên điện tử này được lập trình để thực hiện các yêu cầu công việc có tính chất lặp lại và tương tác với con người. Những tính năng mới sẽ cho phép đơn giản hoá cách thức DN tự động hoá các kỹ năng nhưng thu thập dữ liệu, các nhiệm vụ được lập trình lặp đi lặp lại theo những trình tự có sẵn.
•Tự động hoá trung tâm hỗ trợ khách hàng – Nền tảng hội thoại dự trên AI có tên gọi IBM Watson Assistant (trợ lý ảo) cũng được nâng cấp nhằm hỗ trợ tối ưu công tác tự động hoá với những giao tiếp phức tạp nhất, đòi hỏi những hiểu biết sâu và nâng cao sự hài lòng của khách hàng nhưng cũng đảm bảo cắt giảm chi phí.
Những trợ lý ảo này hiện có giao diện tương tác được xây dựng sẵn, không đòi hỏi nhiều tính năng triển khai và được thiết kế với các thực tiễn tốt nhất dựa trên trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra, những tích hợp mới cho một số nền tảng dịch vụ khách hàng hàng đầu hỗ trợ khách hàng có thể đầu tư ngay từ ban đầu vào các dịch vụ đó, và cho phép người dùng tiếp cận trực tiếp các nhân viên hỗ trợ khách hàng một cách dễ dàng.
Cuối cùng, một tính năng mới có tên là Autolearning, hiện đang được phát triển và sẽ ra mắt vào mùa hè này, sẽ học hỏi từ hành vi của khách hàng trước để cung cấp câu trả lời tốt nhất, phù hợp nhất cho các câu hỏi mới trong cùng chủ đề.