Công nghệ số giúp cân bằng các nhu cầu thị trường

Đỗ Minh| 04/02/2022 11:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Chuyển đổi số (CĐS) để tạo ra các chuỗi cung ứng thông minh luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp (DN) hướng đến thực hiện. Để thực hiện mục tiêu này, điều cần, được coi là cốt lõi không gì khác chính là các phương pháp nền tảng, áp dụng các công nghệ số tiên tiến.

Đi đúng trong xu hướng này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) (Vietnam Post) thời gian qua đã thực hiện tốt các mục tiêu: Phòng chống dịch an toàn; quản lý, vận hành hiệu quả mạng lưới bưu chính công ích; phát triển sản xuất kinh doanh… Kết quả tổng doanh thu năm 2021 đạt hơn 26.600 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt hơn 700 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 900 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 6,12%.

Đặc biệt, mới đây BĐVN đã công bố thành lập hai công ty là Công ty dịch vụ số Bưu điện và Công ty Logistics Bưu điện. Đây là 2 công ty cung cấp dịch vụ mới, được kỳ vọng mang sức mạnh "cú huých" trong hành trình thực hiện nhiệm vụ, triển khai kế hoạch CĐS ngày càng bền vững, thực chất, dài lâu.

Để BĐVN thành công hơn nữa, trở thành DN tài chính và bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, nhất là đảm bảo liên thông cho chuỗi cung ứng, ông Nguyễn Trung Kiên, Tổ trưởng tổ CĐS, Giám đốc dự án nghiên cứu phát triển BĐVN đã có những quan điểm chia sẻ, đồng thời đưa ra các đề xuất, giải pháp về các nội dung liên quan trên.

Dữ liệu giúp các DN truy xuất nguồn gốc đảm bảo, an toàn minh bạch

Theo ông Kiên, BĐVN đang có thế mạnh là các mô hình Logistics đường bộ, sắt, hàng không, biển… điều này giúp đơn vị tiếp cận được với nhiều khách hàng, đáp ứng đa dạng các yêu cầu khách hàng.

Vì chịu ảnh hưởng của đại dịch bệnh COVD-19, muốn đảm bảo liên thông chuỗi cung ứng hoạt động kinh doanh không bị đứt, gãy, BĐVN xác định đảm bảo hài hoà, vận hành liên thông các khâu, hoạt động: con người, nguồn thông tin, nguyên vật liệu, nhà cung cấp, phân phối, khách hàng, người tiêu dùng.

Để đảm bảo chuỗi cung ứng khổng lồ cho nhiều đơn vị khác nhau, hướng đến mục tiêu cuối cùng đưa sản phẩm đến tay khách hàng, người tiêu dùng, 05 câu hỏi được đặt ra để trả lời, gồm: Who (Ai, bên nào có liên quan?); what (đối tượng truy xuất nguồn gốc chính là gì? đối tượng liên quan nào cần truy xuất?); where (hoạt động hoặc sự kiện diễn ra ở đâu?); when (Hoạt động hoặc sự kiện của đối tượng truy xuất nguồn gốc xảy ra khi nào?); why (Cái gì đã xảy ra? Giao dịch kinh doanh nào đã được thực hiện?).

Công nghệ số giúp cân bằng các nhu cầu thị trường - Ảnh 1.

"Nếu chúng ta trả lời được 05 câu hỏi trên, đồng nghĩa việc có thêm các thông tin giúp các DN kinh doanh thuận lợi, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, khách hàng", ông Kiên cho biết.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Kiên cho rằng, sản phẩm từ đơn vị A có thể là nguyên liệu cho đơn vị B và đơn vị B sẽ phân phối cho đơn vị C hoặc giao dịch trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Do đó, DN cần phải làm chủ, chủ động khi tiếp cận chuỗi cung ứng chính vì đây là một mạng lưới toàn cầu giúp luân chuyển sản phẩm các dịch vụ thô trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng thông qua các dòng thông tin, phân phối…

Cũng để nâng cao, tăng cường tính minh bạch trong các khâu, chuỗi cung ứng các DN cần tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nào? qua các khâu, chế biến nào?...).

Đồng thời, cần phân chia truy xuất nguồn gốc thành 02 loại rõ ràng: Nội bộ (có mô hình là đầu vào, có chế biến qua nguyên liệu, chế biến, bao gói, bảo quản… đầu ra). "Khi sản phẩn hoàn thành sẽ trở thành sản phẩm mang hai dòng đặc trưng: sản phẩn và dữ liệu - giúp chúng ta dễ dàng quản lý, quản trị dựa trên các dữ liệu hình thành ngay từ các khâu, công đoạn ban đầu", ông Kiên nhấn mạnh.

Ông Kiên cho biết thêm, bản chất truy xuất nguồn gốc nội bộ, nhằm xác định các vấn đề liên quan đến sản phẩm trong từng công đoạn chế biến, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu CSDL truy xuất nội bộ của chính đơn vị đó, thông qua việc ghi chép dữ liệu, nhật ký, quy trình hoạt động, chế biến trong đơn vị

Truy xuất nguồn gốc bên ngoài: Gồm các sản phẩm đầu vào của sản xuất, đảm bảo một bước trước và một bước sau. Mỗi bên tham gia truy suất nguồn gốc phải đảm bảo khả năng tối thiểu xác định được bên trực tiếp giao thành phẩm truy xuất nguồn gốc cho bên nhận chứng thực nguồn gốc.

Đặc biệt, để truy xuất nguồn gốc gốc bên ngoài đạt hiệu quả, chuẩn chất lượng tốt nhất, các DN cần thiết lập quy trình truy uất nguồn gốc theo 07 bước: Xác định chuỗi cung ứng, phạm vi truy xuất nguồn gốc; xác định vật phẩm xuất nhập và đối tượng cần truy xuất có liên quan; thiết lập hệ thống thông tin truy suất nguồn gốc; ghi nhận, quản lý nhãn; phân công đơn vị quản lý, vận hành; thông báo các bên, có hướng dẫn cụ thể.

"Nếu chúng ta có nguồn giống để sản xuất; có đầu vào phân bón, thức ăn, vận chuyển, đóng gói, phân phối, lưu hành…. thì ở mỗi khâu cần đều phải ghi lại nhật ký để làm đầu vào CSDL – nhân tố sau này tạo dữ liệu, phân tích dữ liệu đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc đảm bảo, an toàn minh bạch", ông Kiên lưu ý.

Các DN cần nắm giữ dữ liệu lớn và dữ liệu "tươi"

Khi nói về việc sử dụng dữ liệu trong chuỗi cung ứng, ông Kiên cho rằng các DN cần phải làm chủ các dữ liệu của chính mình, trong đó cần làm giàu nguồn dữ liệu về khách hàng rất quan trọng, vì là tài sản của DN. Ban đầu đối với DN vừa có thể chỉ đầu tư hệ thống quản lý khách hàng quy mô nhỏ (CRM) còn đối với DN nhỏ chỉ nên đầu tư hệ thống hỗ trợ khách hàng (Contact Center).

Cùng với đó các DN cần nâng cao các quy trình nội bộ trong DN của mình như: Quy trình kinh doanh; đội ngũ kinh doanh… cần luôn được nâng cao về ý thức bảo vệ dữ liệu các khách hàng.

Ông Kiên cho biết thêm, hiện nay, BĐVN có mạng lưới rộng khắp cả nước đến tại vùng sâu, xa và dễ dàng việc xác thực, thu thập, xây dựng CSDL phục vụ hệ thống truy xuất nguồn gốc; tham gia sâu chiến lược CĐS trong nông nghiệp, nông thôn …

Để hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi cung ứng thông minh hiện nay, BĐVN luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác tích cực, mạnh mẽ hơn nữa từ Bộ KH&CN, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong các vấn đề về thúc đẩy tiêu thụ, xuất, nhập khẩu hàng hóa thông qua chuỗi cung ứng và logistics.

Công nghệ số giúp cân bằng các nhu cầu thị trường - Ảnh 2.

DN cần nắm giữ dữ liệu và các công nghệ để chủ động không bị ảnh hưởng, bị động bởi các bên thứ ba

Ngoài ra, BĐVN mong muốn hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng trên sàn TMĐT Postmart và hợp tác cùng các bộ, ngành, công ty, DN để xuất khẩu hàng hóa trong và ngoài nước ngày càng hiệu quả, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế.

"BĐVN là DN đa ngành nghề, luôn chú trọng việc sử dụng các nền tảng số mới có độ linh hoạt tùy biến cao để phục vụ việc chuyển đổi phát triển, đặc biệt giúp đua nhanh ra các kế hoạch kinh doanh hiệu quả - CRM cũng chính là một lựa chọn tối ưu", ông Kiên nhấn mạnh.

Ngoài ra, đến nay, BĐVN đang đưa vào triển khai trên toàn mạng lưới hệ thống ứng dụng Giao dịch đa dịch vụ (Counter Automation System - CAS), mang lại sự đổi mới toàn diện cho BĐVN theo hướng thiết lập chuỗi "siêu thị bưu điện tiện lợi" và điểm phục vụ thông minh qua nền tảng số tại tất cả các điểm giao dịch và Bưu điện - Văn hóa xã.

"Tiến tới, BĐVN triển khai nền tảng dữ liệu khách hàng CDP để góp phần đồng bộ hóa tất cả hành vi của người dùng vào kho nguồn (casing data platform)", ông Kiên chia sẻ.

Một DN lớn để dùng được dữ liệu lớn và tận dụng hiệu quả từ các nền tảng với nhau và cần tập hợp các thông tin cao nhất (Master Data) để chia sẻ với các nền tảng phía dưới để tận dụng lại dữ liệu đó. Tuy nhiên, nếu cứ mặc định theo điều này, đây không phải điều dễ dàng và chắc chắn sẽ không dễ tạo ra dữ liệu "tươi" - điều các DN đang mong đợi.

Đặc biệt, các DN cần nắm giữ dữ liệu lớn và các công nghệ để chủ động không bị ảnh hưởng, bị động bởi các bên thứ ba. Đặc biệt đối với các DN lớn cần triển khai các nền tảng dữ liệu: Thu thập xử lý (data Warehousing); kho lưu trữ dữ liệu trung tâm (data lake);

Đợt dịch bệnh vừa qua, BĐVN đã đi thực tế đến các xã, huyện nhiều tỉnh, địa phương để hỗ trợ bà con nông dân về các kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, TMĐT. Qua đợt đi thực tế này, BĐVN nhận thấy công nghệ luôn là một phần quan trọng, yếu tố cốt lõi thúc đẩy các tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh và cân bằng các nhu cầu của thị trường.  

"Do đó, mọi DN cần tập trung vào công nghệ để phát huy các thế mạnh nội lực và sự tối ưu mới được tạo ra", ông Kiên nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Khát vọng về Đại học số 1 về công nghệ số
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo và định hướng quan trọng về hướng phát triển của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) trong thời gian tới tại buổi thăm và làm việc với Học viện ngày 19/3.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ số giúp cân bằng các nhu cầu thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO