Truyền thông

Cuộc gặp gỡ của nhà văn Pháp lừng danh với độc giả Việt Nam

N.N 17/03/2024 18:20

Trong buổi giao lưu tại Hà Nội vào ngày 16/3, nhà văn người Pháp - Bernard Werber đã giao lưu với độc giả Hà Nội, mở đầu cho chuỗi sự kiện kéo dài từ ngày 16 - 21/3 tại các địa điểm: Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh

unnamed-2-.jpg
Nhà văn Bernard Werber trong buổi giao lưu tại Hà Nội.

Cuộc gặp gỡ thú vị với nhà văn Pháp lừng danh

Tại buổi giao lưu tại Hà Nội, nhà văn Bernard Werber, một cây bút Pháp vang danh toàn cầu đã mở ra cánh cửa vào thế giới văn chương kỳ thú của ông. Với giọng kể cuốn hút, ông say sưa chia sẻ những câu chuyện hậu trường hấp dẫn xoay quanh các tác phẩm nức tiếng của ông như "Kiến," "Ngày của kiến," "Cách mạng kiến" và "Chiếc hộp Pandora".

Nhà văn Bernard Werber chia sẻ về tuổi trẻ của ông, năm 20 tuổi ông đã có một trải nghiệm suýt mất mạng vì bị loài kiến safari tấn công, do đó thông qua trải nghiệm đầy thú vị và bất ổn đó ông quyết định đưa hình ảnh kiến vào tác phẩm của mình - cuốn tiểu thuyết đầu tay "Kiến" (1991) - nhằm thu hút độc giả.

Tác phẩm mở ra cánh cửa đến một bộ ba tiểu thuyết sci-fi (khoa học viễn tưởng) về kiến nổi tiếng nhất của Werber, đưa người đọc vào một cuộc hành trình kỳ thú vào một vương quốc đầy bí ẩn và hấp dẫn, nơi loài kiến không chỉ là côn trùng đơn thuần mà tác giả đã nhân cách hóa các con kiến và sử dụng triết học viễn tưởng để ngầm giải thích, suy ngẫm về cuộc đời của con người.

Điều độc đáo là loài kiến chưa từng xuất hiện trong tác phẩm văn chương nào trước đây. Qua cuộc hành trình đó, ông muốn truyền tải thông điệp quý báu cho những nhà văn: “Tôi nghĩ nhà văn phải đi nhiều, gặp gỡ nhiều, phải chu du với thực tế. Nhà văn giỏi là nhà văn có nhiều trải nghiệm thực tế”.

Nhân cách hóa câu chuyện để suy ngẫm về cuộc đời của con người

Xuyên suốt cốt truyện về loài kiến, tác giả đã nhân cách hóa các loài kiến như những con người thực thụ, đặc biệt là những tình tiết hấp dẫn, đưa người đọc đi qua nhiều cung bậc cảm xúc với cốt truyện trinh thám và hoàng loạt vụ án giết người đầy bí ẩn, khiến người đọc như đang hòa mình vào cốt truyện để truy tìm hung thủ.

Ông chia sẻ: “Trinh thám là một cốt truyện cổ điển, điều đặc biệt ở đây là cuộc chạy đua giữa tác giả và người đọc, và làm thế nào thu hút được độc giả. Đặt mình vào lòng độc giả, tôi nghĩ rằng một cuốn sách hay, quan trọng là chúng ta có thể vui qua câu chuyện này”.

Về mặt tâm lý học, ông cho người đọc trải qua kinh nghiệm và song hành: Tác giả sẽ có những kinh nghiệm cho chính mình, người đọc sẽ được cọ xát với kinh nghiệm của tác giả. Và điều đặc biệt, người đọc có thể nhìn thấy hình ảnh của mình giống nhân vật trong hoàn cảnh đó.

Khi tò mò, chúng ta sẽ học được rất nhiều điều

Trong các cuốn sách của ông, cuốn nào ông cũng nói về con người vì nhận thức chúng ta không hiểu mình là ai, không thể xác định bản tính của mình qua tuổi tác, ngoại hình, hay quốc tịch mà nó thông qua cái nhìn của người khác lên bản thân mình.

Và chúng ta có thể đặt câu hỏi mình là ai? Ông muốn độc giả được thôi miên về kiếp trước, như một hoạt động vô thức, như một thức phim có khi rất khủng khiếp và có tính hệ thống.

Theo tác phẩm “Mandora” của công, khi nhắm mắt chúng ta có thể trở về kiếp trước, điều này mở ra những khai phóng về tâm thức, khai mở ý nghĩa của công việc viết văn, biết buông bỏ trong tâm linh, sống khiêm tốn, có trải nghiệm và sống được với những trải nghiệm đó.

Và khi chúng ta còn muốn học, muốn tò mò, nghĩa là chúng ta còn trẻ, còn sống. Ông có mong muốn truyền đến độc giả, những kiến thức từ người này đến bên người khác và hài hước từ những người xung quanh.

Trong cuộc sống chúng ta phải có những bí quyết riêng

Ông có đưa ra các lời khuyên cho các nhà văn trẻ: “Hãy xây dựng kỷ luật viết, viết về câu chuyện của mình, nảy nở từng ngày, nó là bước đệm của thành công, phải luyện tập hằng ngày, hàng giờ. Vì vậy, các bạn hãy tham gia rèn luyện mỗi ngày”.

Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra bài học về sự đam mê, yêu thích với thứ mình làm. Nếu chúng ta làm việc gì mà cảm thấy khổ sở, buồn bã, chán nản thì đó không phải là cách tiếp cận đúng, phải yêu thích thì mới thành công được. Và khi đọc các tác phẩm của ông, phần nào chúng ta cảm nhận được cái mình đam mê, nó không nằm trong vùng an toàn, phải liều lĩnh và thử các cách bao gồm cả rủi ro và chấp nhận thất bại.

Cuối cùng trong các bí quyết về tài năng, lao động đó là sự may mắn trong cuộc sống, nó là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong vũ điệu đầy màu sắc của cuộc sống, sự may mắn không phải là một ngôi sao chiếu sáng mà là một làn gió nhẹ nhàng đưa ta đi trên những con đường bất ngờ.

Nó là một chất xúc tác kỳ diệu, biến ước mơ thành hiện thực và những nỗ lực thành thành tựu đáng kinh ngạc. Nó có thể biến những thất bại thành bài học vỡ lòng và biến những thách thức thành cơ hội. Khi sự may mắn mỉm cười, nó truyền cho ta sức mạnh để vượt qua những rào cản, dũng khí để nắm lấy những cơ hội và niềm tin để tin tưởng vào những điều không thể./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cuộc gặp gỡ của nhà văn Pháp lừng danh với độc giả Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO