Đại học RMIT, Autralia trang bị cho sinh viên kỹ năng 4.0

Lan Phương| 13/09/2017 22:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại học RMIT, Australia đã hợp tác với các công ty công nghệ để trang bị cho sinh viên các kỹ năng 4.0.

Đại học RMIT, PTC - công ty có nền tảng công nghệ IoT mạnh mẽ ở Australia vừa công bố hồi cuối tháng 8/2017 về việc hai bên vừa ký kết hợp tác. Theo đó, Đại học RMIT sẽ lựa chọn các giải pháp của PTC để trở thành cơ sở giáo dục tiên phong trong đào tạo và ứng dụng các kỹ năng đáp ứng cuộc cách mạng 4.0 ở Australia.

Đại học RMIT là thành viên của mạng lưới các trường đại học công nghệ Australia (Australian Technology Network of Universities  - ATN), một mạng lưới các trường đại học hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nghiên cứu thế giới thực (real-world research) cùng với tác động thế giới thực (real-world impact), và đào tạo ra các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẵn sàng làm việc với các kỹ năng công nghiệp được trang bị phù hợp.

Với các sản phẩm được sản xuất liên quan tới các thiết bị thông minh, được kết nối được nhúng trong hầu hết các hệ thống lớn và hình thành một khối lượng dữ liệu chưa từng thấy, các cơ hội cho việc sáng tạo giá trị trong nền kinh tế đang thay đổi đáng kể. Việc chuyển đổi này nhanh chóng định hình cách thức các công ty thiết kế các sản phẩm và tương tác với các khách hàng, tác động đến nhiều vai trò việc làm trong các công ty sản xuất, và đồng thời cũng làm thay đổi các nhu cầu đào tạo các kỹ sư và các nhà thiết kế thế hệ kế tiếp. Theo đó, Đại học RMIT đã xác định nhu cầu của xã hội về các sinh viên tốt nghiệp với các kỹ năng liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, Internet của vạn vật (IoT) và thực tại ảo (augmented reality - AR) ngày càng tăng.

“Trong các cuộc bàn thảo với RMIT, chúng tôi nhất trí phát triển sản phẩm sẽ thay đổi từ kỹ thuật máy móc quy mô sang mục tiêu kỹ thuật hệ thống mang tính học thuật thực chất. Các giải pháp của PTC kết hợp với nền tảng ThingWorx IoT đã được xây dựng theo mục tiêu để làm thay đổi căn bản cách chúng ta kết nối, phân tích, quản lý và trải nghiệm “mọi việc” trong một thế giới kết nối, thông minh”, Michael Campbell, Phó Tổng giám đốc điều hành nền tảng ThingWorx của PTC cho biết.

RMIT sẽ sử dụng nền tảng ThingWorx IoT, phần mềm của Windchill và công nghệ của ThingWorx Studio của PTC kết hợp với công nghệ mô phỏng từ ANSYS trong toàn bộ khung dạy và học kỹ thuật (L&T) để cho phép các sinh viên dễ dàng triển khai các các nguyên mẫu số toàn diện để phân tích các điều kiện, xác định và phát hiện các vấn đề, dự báo các yêu cầu tương lai, và cải thiện toàn bộ hiệu suất sản phẩm. Đồng thời, theo một phần của sáng kiến số hóa (digitalization initiative) của trường, RMIT đang mở rộng mối quan hệ với LEAP Australia, một đối tác của PTC, cung cấp phần mềm, dịch vụ kỹ thuật mô phỏng và doanh nghiệp cho tất cả các ngành công nghiệp ở Australia và New Zealand. 

Pier Marzocca, giáo sư và Phó trưởng khoa kỹ thuật không gian vũ trụ, Đại học RMIT cho biết “Chúng tôi khai thác dữ liệu IoT công nghiệp, kết hợp với AR để hiển thị theo bối cảnh, rất quan trọng cho chuyển đổi doanh nghiệp, cần thiết cho cuộc công nghiệp 4.0 và hợp tác với LEAP Australia, PTC, and ANSYS để đưa công nghệ này vào trong các lớp học theo cách hiệu quả nhất. Mục tiêu của chúng tôi là trang bị toàn diện cho các sinh viên kỹ thuật các công cụ công nghiệp 4.0 và mô phỏng ảo hiện đại, và đảm bảo các sinh viên được trang bị các kỹ năng làm việc mới và khả năng ngày càng được yêu cầu cao trong mạng lưới các đối tác công nghiệp mở rộng của chúng tôi”.

RMIT cũng sẽ thúc đẩy các khả năng mới trong hợp tác với các đối tác ngành ở địa phương, đặc biệt là các công ty không có đủ các nguồn lực để khai thác tổng thể bản chất chuyển đổi của cách mạng công nghiệp 4.0 cho công việc kinh doanh của họ để hỗ trợ họ. Đại học RMIT nhận thấy tiềm năng cho các công ty sử dụng các thông tin thời gian thực, thế giới thực từ các dữ liệu IoT công nghiệp để đánh giá và giải quyết các vấn đề hiệu năng và bảo dưỡng hiệu quả hơn, và trong nhiều trường hợp trước khi các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực này. Hơn nữa, điều này có thể hỗ trợ các công ty nhận thấy giá trị kinh doanh của sử dụng dữ liệu IoT công nghiệp (Industrial IoT) cùng với AR để mang lại cho đội ngũ lao động các thông tin số phù hợp, trong bối cảnh, dành cho con người cụ thể vào thời gian thích hợp.

Greg Horner, Giám đốc điều hành của LEAP Australia cho biết: “Trong bối cảnh ngành công nghiệp đang thay đổi nhanh chóng, tri thức về IoT công nghệ và AR đang trở thành một yếu tố khác biệt quan trọng cho các sinh viên tốt nghiệp trong một thị trường làm việc cạnh tranh. Số sinh viên tốt nghiệp với các kỹ năng 4.0 gia tăng sẽ giúp nhanh chóng cải thiện sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ở Australia và New Zealand”.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Đại học RMIT, Autralia trang bị cho sinh viên kỹ năng 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO