Đài PTTH Kon Tum: Đa dạng các hình thức truyền dẫn và phát sóng

Trần Đình Hoạch| 25/09/2022 09:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Với nhiều chương trình phát thanh và truyền hình phong phú, đa dạng, Đài Phát thanh Truyền hình (PTTH) Kon Tum đã góp phần quảng bá, giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm; đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc.

Đài PTTH Kon Tum (KRT) là kênh báo nói, báo hình địa phương với làn sóng luôn được mở rộng phục vụ nhu cầu nghe và xem của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum. Với 5 thứ tiếng tiếng phổ thông, tiếng Xê Đăng, tiếng Ba Na, tiếng Giẻ Triêng, Gia Rai, hằng ngày với nhiều chương trình phát thanh và truyền hình phong phú, đa dạng đã góp phần quảng bá, giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm; đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. KRT đã có website với tên miền kontumtv.vn để chuyển tải nội dung KRT nhằm phục vụ tốt hơn người nghe, người xem.

Đài PTTH Kon Tum Đa dạng các hình thức truyền dẫn và phát sóng - Ảnh 1.

Tín hiệu truyền hình được phân phối trên các nền tảng số theo chuẩn SD, HD. Ảnh: KRT

Các chương trình phát thanh truyền hình được xây dựng ở cả tiếng phổ thông và các thứ tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số. KRT đã tự sản xuất và phát sóng truyền hình thời lượng 18giờ/ngày, phát sóng từ 5 giờ 50 đến 23 giờ 30, trong đó thời lượng tự sản xuất đạt gần 5 giờ, phát sóng phát thanh từ 05 giờ 30 đến 23 giờ 30, trong đó tự sản xuất và phát lại 11 giờ.

Nhằm phục vụ tốt nhu cầu của người dân, Đài PTTH Kon Tum còn xây dựng nhiều chuyên mục, chuyên trang, từ 22 chuyên mục, chuyên đề năm 2014 hiện đã tăng lên gần 100 chuyên mục như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, Thanh niên, Quốc phòng, Văn hóa, Diễn đàn cử tri, Nghe và thấy, An toàn giao thông, An toàn thực phẩm... để phục vụ chuyên sâu hơn từng đối tượng khán, thính giả. Mỗi ngày thực hiện 4 bản tin thời sự (sáng, trưa, chiều, tối) và bản tin cuối ngày. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa hình thức giới thiệu lần sóng cũng được Đài chú trọng. Đến nay truyền hình KRT đa có trên các kênh mtv, SCTV và internet.

Cùng với đầu tư xây dựng và phát triển nguồn lực con người, KRT còn chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị. Đánh dấu mốc phát triển quan trọng của KRT là từ ngày 4/7/2016, Trung tâm sản xuất chương trình và Nhà làm việc được đưa vào sử dụng, với 4 phòng ghi hình, 3 studio (Thời sự, Văn nghệ và Giao lưu), trong đó studio Giao lưu được thiết kế lên đến 250 chỗ ngồi. Diện tích mặt sàn sử dụng gần 10.000m2. Năm 2017, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bàn giao và đưa vào sử dụng máy phát hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 tại Kon Tum, đi trước hơn hai năm so với lộ trình của Thủ tướng Chính phủ quy định. Năm 2018 phát sóng tổng khống chế mới; năm 2019 phát sóng vệ tinh và đưa phim trường thời sự vào sử dụng; năm 2020 đưa máy phát thanh công suất 7.5KW vào phát sóng chính thức chương trình phát thanh địa phương …

Đến nay, toàn bộ quy trình sản xuất các chương trình đều thực hiện trên nền tảng số hóa, từ tiền kỳ đến truyền dẫn và phát sóng. Đặc biệt, năm 2020, KRT xây dựng ứng dụng KRT – Kết nối trên cả hai nền tảng Android và IOS, lập trang fanpage, năm 2021 lập Youtube truyền hình Kon Tum, thuận tiện cho khán, thính giả theo dõi KRT qua các thiết bị di động cầm tay ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, mở rộng diện phủ sóng thông qua các hạ tầng truyền dẫn như MyTV, truyền hình Viettel, truyền hình FPT, truyền hình cáp SCTV, 6 kênh OTT và online trên trang thông tin điện tử tổng hợp Kontumtv.vn, đã đưa làn sóng KRT trở thành người bạn thân thiết của mọi nhà.

Trong thời gian tới, KRT quyết tâm phấn đấu, triển khai hiệu quả các chương trình, nâng cao chất lượng các chương trình thời sự theo hướng "nhanh, chính xác, hữu ích", tăng thời lượng và số lượng các chuyên đề, chuyên mục liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, mở mới chương trình phim tài liệu, ký sự, phim khoa giáo, gameshow và các cuộc thi trên sóng truyền hình, chú trọng thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp tương tác với khán thính giả, ứng dụng mạnh mẽ mạng xã hội, cuộc cách mạng số để phân phối nội dung hướng đến các đối tượng trong xã hội. Tiếp tục duy trì tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình lên 100% địa bàn khu dân cư. Tỷ lệ hộ nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình địa phương phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của tỉnh đạt 95%. Tất cả các hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình KRT đều đạt tiêu chuẩn HD và đảm bảo cung cấp các định dạng cho các hạ tầng mạng truyền dẫn phát sóng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
  • Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
    Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội XIV của Đảng. Nhân dịp đón năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
  • Hy Lạp triển khai ứng dụng giúp bảo vệ trẻ em trên mạng
    Ngày 30/12, Hy Lạp đã công bố kế hoạch tăng cường quyền giám sát của phụ huynh đối với việc sử dụng thiết bị di động của trẻ em vào năm 2025 thông qua một ứng dụng do chính phủ điều hành.
  • Các xu hướng khai thác zero-day hàng đầu trong năm 2024
    Các lỗ hổng chưa được vá luôn là những điểm yếu để tin tặc xâm nhập vào hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động của tội phạm mạng xung quanh lỗ hổng zero-day cho thấy các xu hướng chính mà bộ phận an ninh mạng cần lưu ý.
  • VNPT 2024: Những dấu ấn nổi bật
    Không chỉ giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, năm 2024, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) còn ghi dấu ấn với nhiều hoạt động ý nghĩa, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá
    Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn TTXVN.
  • Các thảm họa CNTT lớn năm 2024
    Sự cố lớn của CrowdStrike đã làm lu mờ hầu hết các thảm họa CNTT khác, nhưng năm nay chúng ta còn chứng kiến việc ​​các hệ thống CNTT cáo buộc nhân viên trộm cắp, và các nhà sản xuất PC bán thiết bị có chứa phần mềm độc hại.
  • Hợp tác để quảng bá các sản phẩm công nghệ số "Make in Viet Nam"
    Bộ TT&TT và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2024 - 2026, tầm nhìn 2030.
Đài PTTH Kon Tum: Đa dạng các hình thức truyền dẫn và phát sóng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO